Thursday, September 15, 2016

LỜI MỞ ĐÂU







Lời Mở Đầu

                Trước đây tôi có in một tập truyện ngắn lấy tên là “Kẻ Đào Huyệt” năm 2011.Tập truyện nầy gần giống như một ký sự về đời sống của tôi trải qua một chặng đường từ thời tuổi trẻ cho đến kết thúc chiến tranh năm 1975 và vài năm kế tiếp trước khi đi định cư tại Mỹ.
                  Tập hồi ký nầy là một tập hợp ký ức dài hơn, bao gồm những chặng đường đã viết trong tập truyện “Kẻ Đào Huyệt”, cho nên có một vài đoạn tôi phải dùng lại một vài truyện ở tập truyện nầy.
                Mục đích của tập hồi ký “Dòng Trôi Nỗi Nhớ” là ghi lại trang sữ gia đình mà tôi là một thành phần trong đó, hầu lưu lại cho con cháu, anh em, thân tộc, để biết về nguồn cội của gia đình mình.
                 Tôi muốn phơi trải bóng dáng, tâm tình của tôi qua những dòng chữ trong tập sách… chắc sẽ còn ở lại ở thế gian nầy một khi tôi đã ra đi miên viển.  

                               Huỳnh Tâm Hoài
                           Sacramento năm 2016







Xin kính gởi đến:
Hương hồn ông bà, ba má.
Chia sẻ cùng gia quyến anh em.
Gởi đến vợ, các con và các cháu.


















Chương-1






Chương 1
Ông nội tôi vốn là người Tiều Châu chánh gốc từ bên Tàu sang Việt Nam lập nghiệp lúc ông khoảng ngoài hai mươi tuổi.  Ông đã lập gia đình ở bên đó, nhưng chưa có con.  Trong lúc kinh tế khủng hoảng nơi vùng quê đang ở.  Ông tôi một mình quảy bị theo đoàn người tìm đường sống.  Đa số người vùng nầy đi dần về phía Nam qua đường biển.  Sau nhiều lần đi đó đây buôn bán trong tỉnh Trà Vinh.  Cuối cùng ông định cư tại làng Long Hiệp và lập gia đình với bà nội sau nầy của tôi tại đây cũng gốc người Tàu nhưng đã ở đây từ đời ông cố.  Hình như số người Tiều Châu có nhiều nhất là ở Bạc Liêu và Trà Vinh: “Bạc Liêu đất ruộng phì nhiêu, dưới sông cá chốt trên bờ Tiều Châu”. Có nhiều sử gia viết rằng: “Do sự buôn bán qua lại bằng đường biển, số người Tàu sinh sống tại Mã Lai thường ghé vào vùng biển Bạc Liêu và Trà Vinh, đa số là người gốc Tiều Châu.  Một số lên bờ định cư tại đây vì là vùng đất mới dễ khai thác và rất trù phú.  Một số khác gồm nhiều nhóm di dân như: người Tàu, người Việt đổ xuống bằng đường bộ.  Người Việt từ các miền phía Bắc, Trung đi về Nam, đa số những người đi về phương Nam là do bất mãn với quan quân ngoài đó hoặc những người tứ chiến giang hồ ưa thích mạo hiểm, muốn ra đi tìm đất mới để sống.  Cuộc di dân nhiều nhất là vào thời Gia Long thua nhà Trịnh bôn chạy về phương Nam. Trong thời gian nầy chúa Nguyễn lo bành trướng thế lực, mở mang thêm đất đai đi dần về phương Nam. Cũng theo sử học, vùng đất nầy trước đây của người Phù Nam rộng lớn bao gồm nước Thủy Chân Lạp và một phần lãnh thổ của vương quốc Cambochia. Chúa Nguyễn một mặt phái các quan quân mở rộng đất đai, một mặt chiêu dùng những người Minh chạy trốn triều đình Mãn Thanh, thường được gọi là người Minh Hương. 


Chương-2




Chương 2
Khoảng năm 1954 đứng đầu quận lỵ là quận trưởng người Việt. Tôi nhớ lúc đó chủ quận tên là Xây người ta gọi ông là Quận Xây.  Quận Xây là con của một gia đình giàu có, học trường Tây ở Sài Gòn được bổ về làm quận trưởng tại đây. Ông là Quận Trưởng chính gốc Việt đầu tiên tại quận Trà Cú trong chánh quyền Ngô Đinh Diệm. Các chức vụ còn lại từ thời Tây như Cai Tổng, Hương Quản vẫn còn….Tôi còn nhớ vào lúc đó có người Khơme làm chức Cai Tổng như Ông Cai Tổng Tiệp, chức Hương Quản là Hương Quảng Bữu…

Chương-3





CHƯƠNG 3
Tôi đặt chân lên Côn Đảo...Tôi thực sự ở nơi yên ổn đến lạnh người vì hoang vắng.  Đêm đêm chỉ nghe tiếng sóng vỗ bờ ì ào, tiếng gió rít qua song và tiếng lòng buồn nhớ người yêu nơi đất liền.  Đêm nào cũng nằm tréo chân trên bờ đá nhìn bầu trời mênh mông đầy sao lấp lánh. Tiếng sóng vỗ bờ, quen dần với những tia nước lạnh lém vào người làm chợt tỉnh cơn ngủ mơ mơ.

Chương-4




CHƯƠNG BỐN
Côn Sơn là một hải đảo nằm về phía Đông Nam miền Nam Việt Nam, cách bờ biển chừng 50 ký lô mét, được người Pháp thiết lập trại tù từ năm1861 mãi đến sau nầy Côn Sơn là vùng hải đảo thuộc chánh phủ Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn là nơi giam giữ những tù nhân chánh trị và thường phạm .
Côn Sơn gồm có đảo lớn là Côn Sơn và các đảo nhỏ gọi là hòn như: Hòn Cao, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bông Lan, Hòn Trác Lớn, Trác Nhỏ, Hòn Tài Lớn, Hòn Nghé, Hòn Bà, Hòn Trọc, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ .

Chương-5




CHƯƠNG 5

Chiến tranh bùng phát càng lúc càng hung hãn kể từ đội quân tóc dài ở tỉnh Bến Tre phát động chiến dịch Đồng Khởi.   Một cuộc trá hình đội lớp cho cuộc chiến chuyển sang bước mới dưới sự chỉ đạo của miền Bắc.  Những thằng bạn của tôi thời Trung Học lần lượt vào quân ngũ. Thằng Vĩnh Như Gia Lai đi đầu khi đang học lớp đệ tam năm 1960....rồi đến thầy Lê dạy Anh Văn bắt tay học trò để đi vào quân ngũ....lần lượt các bạn khác và các thầy khác vào đời lính.

Chương-6



CHƯƠNG 6


Sau Tết Mậu Thân năm 1968.  Suốt hơn 6 tháng đơn vị tôi di động không ngừng. Những cuộc hành truy tìm địch, những trận đánh thần tốc, những thoát hiểm cái chết trong gang tấc, tôi không còn thời gian để nhớ gia đình.
Qua thời gian biến động, ba tiếp tục những chuyến buôn bán đi về. Chuyến đi đầu tiên ba ghé hậu cứ Đại Đội tại Tân Hiệp để thăm tôi.  Khi gặp tôi ba ôm chầm lấy tôi như lúc tôi còn bé. Tôi vẫn còn lành lặng sau biến cố hãi hùng. Tôi xúc động hỏi ba về mọi người trong nhà.  Ba cho hay mọi người vẫn bình yên, công việc buôn bán trở lại bình thường. Trong dịp nầy ba cho tôi biết đứa em kế tôi sẽ nhập ngũ vào Khóa 2/68.  Đứa em kế nữa vừa chuyển lên Bảo Lộc học tiếp ngành Thủy Lâm.  Các em còn lại vẫn còn đi học ở Trà Cú và Trà Vinh. Tôi an tâm chia tay ba sau chỉ hơn một tiếng gặp ba ở hậu cứ.  Ba phải đón xe về lại quê để cùng má lo phân phối vải vóc cho các nơi.  Ba bắt tay tôi: “Ráng giữ gìn sức khoẻ và cầu trời Phật cho tai qua nạn khỏi.”  Lời nhắn gởi lúc nầy của ba làm tôi nhớ lời kinh cầu của má trong mọi lúc hiểm nguy. “Con sẽ nhớ ba ơi!” Tôi không dám nói với ba những lằn đạn vèo ngang mặt, những tiếng nổ vỡ loang bất chợt, những người lính cùng đơn vị tan xác trước mắt.  Những xác Việt Cộng nam nữ còn rất non trẻ nằm chết cong queo trong các hầm hố.  Chiến tranh loài ma quái ghê rợn và thảm thương.!

Chương-7





CHƯƠNG 7


Sau ngày 30 tháng tư năm 1975...vào tháng 5 chúng tôi bàn giao mọi sổ sách và cách thức điều hành bệnh viện trong mọi lãnh vực cho các cán bộ “Cách Mạng.” Mọi việc bàn giao đã hoàn tất, một buổi họp được diễn ra trong khuôn viên bệnh viện. Anh Bảy, bác sĩ Giám Đốc Bệnh Viện của ban lãnh đạo mới tuyên bố: “Từ nay chúng tôi coi các anh trong hàng ngũ làm việc cho chánh quyền cũ như là những nhân viên cán bộ “Cách Mạng.”  Các anh sẽ được hưởng mọi tiêu chuẩn và lương bổng như chúng tôi từ đây”. Chúng tôi nhìn nhau mỉm cười với mong ước điều đó đến với chúng tôi thực sự.  Bên ngoài có tin Ủy Ban Quân Quản ra thông cáo là tất cả sĩ quan đều phải trình diện để tập trung học cải tạo trong 10 ngày. Tất cả anh em sĩ quan bên ngoài đã trình diện và đã bị gom về nhốt ở khám lớn.  Chúng tôi giờ nầy còn bên ngoài và được hứa như vậy kể ra thì cũng may hơn anh em ngoài kia.

Chương-8



CHƯƠNG 8
           Sau khi chính phủ miền Nam sụp đổ, chính quyền “Cách Mạng” ra đời, ba nói với má: Chính quyền mới chắc cũng cho dân buôn bán...”. Nói là nói vậy chớ ba vẫn lo lo chuyện gì đó rất mơ hồ. Sau hơn tuần lễ buôn bán, ba thu gom mớ tiền lên Chợ Lớn trả cho các mớn nợ mà ba thiếu trong kỳ mua lần trước. Các chủ tiệm nói: Nị đem tiền về đi, không cần phải trả, tiền của ngộ còn nhiều không biết giấu đâu đây!”. Với tính cố hữu chữ tín là trên hết ba dúi tiền cho họ, có nơi lấy có nơi nói: Nị đem về đi! ".
BẤM ĐỌC TIẾP

Chương-9



CHƯƠNG 9
           Sau hơn 1 năm về quê vợ trong hoàn cảnh cũng không khá gì, nhưng thấy thư thái tâm hồn được đôi chút…Nghĩ đến mấy đứa con nên có cuộc sống sinh động hơn vì ở đây chúng chỉ quanh quẩn với cái mương đất, cây vườn, con gà, con vịt… và một ngày nào đó chúng phải đi học…Tôi bàn tính với vợ tôi là phải quay về chợ sống. Tôi lại trồi về Trà Cú lại tiếp tục làm nghề xe đò.
          Vì cuộc sống, tôi phải bương chảy tháng ngày với cái nghề bất đắc vỉ. Ba tôi nhìn hai thằng con trai lớn của tôi lúc đó đứa lên 5, lên 6 và nói với tôi: “Con phải lo…một ngày nào đó hai thằng nhỏ lớn trong cái xứ nầy thì không khá nỗi đâu con ơi! Ba nhắc khéo tôi phải lo bằng mọi cách để đi nước ngoài…Vượt Biển! Chỉ có con đường đó chứ còn con đường nào khác.Tôi chần chừ mãi vì sợ đi không thành, bị bắt lại thì còn khổ hơn.Tôi nấn ná. Ba tôi lén lo cho vợ con tôi đi vài chuyến mà không thành. Có chuyến chung tiền rồi bị họ quịt, có chuyến vừa đổ bến thì bị lộ. May mà vợ con tôi đều thoát hiễm được.Tôi ít ở nhà vì các chuyến xe xuôi ngược ít ghé lại nhà nên tôi nào biết. Đến một ngày xe đậu ở Trà Vinh để sửa chửa.Vợ tôi đưa ba đứa con về bên nhà ngoại chúng ở Chợ Lách. Đêm ngủ lại ở Trà Vinh lúc chạng vạng tối có người tới nhà báo cho ba tôi chuyến đi mà ba đã đặt cọc trước cho vợ tôi và ba đứa con tôi đi. Tôi đang nằm trên lầu, ba bước lại gần tôi và nói:
BẤM ĐỌC TIẾP

Chương-10



CHƯƠNG 10

          Đứa em rể là người đứng ra bảo trợ cho gia đình tôi ra đón gia đình chúng tôi ở phi trường San-Francisco. Sau khi làm một vài giấy tờ , chúng tôi được đúa em rể đua ra ngoài bãi đâu xe. Tôi nhìn bao quát những ngôi nhà cao nhiều tần trên những con đồi cao, những khối nhà trán lệ cao sừng sửng. Tôi thực sự đứng trên một đất nước mà rước đây tôi nghĩ dể gì mà đến được. Chúng tôi ngồi trên chiếc xe chạy trên đường với dòng xe tấp nập. Cái không khí ồn ào nhưng thật sự rất bình yên, trật tự. Cả gia đình chúng tôi cùng nhìn đất nước Mỹ qua khung cửa xe trong dòng xe như không ngớt trên các nẻo đường. Đêm đầu tiên ngủ trên chiếc nệm dầy êm ả, với sự tỉnh lặng bao quanh, không có tiếng chó sủa, không nghe tiếng gà gáy vào khuya, không nghe những tiếng động khua của lối xóm. Cái êm ả trong giấc ngủ chập chờn, có lúc sâu thẫm với cơn mơ động nảo bởi những ký ức thãm sầu hằng sâu trong tâm thức. Buổi sáng thức dậy.Tôi thấy mình thật sự ở một cảnh giới bình yên và một tương lai tốt đẹp cho đời tôi và các con tôi .Chúng tôi thật sự thoát mọi vòng kềm tỏa và sự phân biệt đối xử của những con người chiến thắng rất tình cờ của thế trận. Xin cám ơn Trời Phật. Xin cám ơn Đấng Thiên Liêng đã cứu rổi đời tôi và gia đình tôi. 
BẤM ĐỌC TIẾP

Wednesday, September 14, 2016

Chương-11



Chương 11


        

         Đời sống đã ổn định các con tôi có gia đình. Mỗi đứa tách riêng một căn nhà. Vợ chồng chúng tôi vui mừng đón từng đứa cháu nội, ngoại ra đời. Đứa con Út thì vào đại học. Tuổi già lại đến. Hai mái đầu vợ chồng muối bạc mỗi năm càng nhiều. Sức còn…tôi lẻo đẻo theo cơm áo. Tuổi thất thâp cổ lai hi mà ngày ngày vẫn còn cặm cuội với mưu sinh…. Vợ chồng nhắc nhớ nhau …: “Thôi cứ nghỉ“Đi Cày” …dành phần còn lại của cuộc đời để nghỉ ngơi và đi đó đây….cứ chần chừ hoài, đến khi xụm bà chè…còn  đi đâu được”. Nhưng tôi thực sự bắt đầu dừng lại cũng quá tuổi 72… Khi thực sự không còn đi làm nữa, tôi thấy ngày tháng như dư ra…Tôi dành khoảng dư nầy cho những dự kiến sẽ có một vài chuyến đi xa. Chưa thực hiện được, tôi dành thời gian ở nhà chăm sóc khu vườn sau nhà và ngồi vào bàn lâu hơn để viết cho xong tập hồi ký và tập thơ, coi như là những dòng cuối chữ nghĩa mà tôi muốn ghi lại cho người thân và con cháu trong gia đình.Tôi thỏa mản với lòng mong ước của mình và sẽ chờ ngày ra đi ......ngày nào đó sẽ trở về với cát bụi…?


NHỮNG ĐOẢN VĂN RỜI

MỘT MÌNH

            Từ ngày bà xã tui xách gói đi ngủ riêng tới giờ …tôi cảm thấy mình thoải mái hơn. Chẵng là vì, khi lớn tuổi lúc trở trời trở gió mình mẩy ê ẫm, xương cốt hết đau khớp nầy, chạy qua khớp khác. Đêm ngủ chung giường với bà xã nhiều khi lấy tay đấm chồ nầy, bóp chổ khác trên cơ thể mình, hoặc xoay trở lặn lộn cho đở mõi…Bà xã tức mình càu nhàu “Cái ông nầy làm gì mà rục rịch sáng đêm làm sao người ta ngủ được!”.Tránh lời rên rỉ của bà xã…tôi cố gắng trân mình chịu đau hoặc trở mình nhè nhẹ. Nhưng làm sao khỏi nhúc nhích đôi chút được…!Mặc dù tôi đã mua chiếc nệm theo quảng cáo: Ông nhúc nhich–bà nằm yên. Bà xã của tôi vẫn phàn nàn vì sự lăn trở của tôi.Tôi hơi quạu bởi vì mình cố gắng chịu đựng cái thân thể bất tuân như ý rồi mà còn bị cằn nhằn hoài. Tôi nói: “Tại bà khó ngủ chứ đâu phải tại tôi…hồi nẫm đôi khi ngủ say sưa bà còn ngáy khò kho.Tui có nói gì bà đâu? Vợ tôi nói: Hồi đó khác,bi giờ nầy khác…!Tôi chịu lép vế nằm làm thinh.