Thursday, September 15, 2016

Chương-9



CHƯƠNG 9
           Sau hơn 1 năm về quê vợ trong hoàn cảnh cũng không khá gì, nhưng thấy thư thái tâm hồn được đôi chút…Nghĩ đến mấy đứa con nên có cuộc sống sinh động hơn vì ở đây chúng chỉ quanh quẩn với cái mương đất, cây vườn, con gà, con vịt… và một ngày nào đó chúng phải đi học…Tôi bàn tính với vợ tôi là phải quay về chợ sống. Tôi lại trồi về Trà Cú lại tiếp tục làm nghề xe đò.
          Vì cuộc sống, tôi phải bương chảy tháng ngày với cái nghề bất đắc vỉ. Ba tôi nhìn hai thằng con trai lớn của tôi lúc đó đứa lên 5, lên 6 và nói với tôi: “Con phải lo…một ngày nào đó hai thằng nhỏ lớn trong cái xứ nầy thì không khá nỗi đâu con ơi! Ba nhắc khéo tôi phải lo bằng mọi cách để đi nước ngoài…Vượt Biển! Chỉ có con đường đó chứ còn con đường nào khác.Tôi chần chừ mãi vì sợ đi không thành, bị bắt lại thì còn khổ hơn.Tôi nấn ná. Ba tôi lén lo cho vợ con tôi đi vài chuyến mà không thành. Có chuyến chung tiền rồi bị họ quịt, có chuyến vừa đổ bến thì bị lộ. May mà vợ con tôi đều thoát hiễm được.Tôi ít ở nhà vì các chuyến xe xuôi ngược ít ghé lại nhà nên tôi nào biết. Đến một ngày xe đậu ở Trà Vinh để sửa chửa.Vợ tôi đưa ba đứa con về bên nhà ngoại chúng ở Chợ Lách. Đêm ngủ lại ở Trà Vinh lúc chạng vạng tối có người tới nhà báo cho ba tôi chuyến đi mà ba đã đặt cọc trước cho vợ tôi và ba đứa con tôi đi. Tôi đang nằm trên lầu, ba bước lại gần tôi và nói:
BẤM ĐỌC TIẾP


         -Ba lo cho vợ con và ba đứa nhỏ đi. Bây giờ người ta lại báo chuyến đi lúc khuya nầy.Vợ con và mấy đứa nhỏ về Chợ Lách…Thôi con thế vào đi. Ba nói nhỏ giọng: Chổ nầy gia đình quen của ba tổ chức, toàn là người nhà…
Tôi bối rối nhìn ba tôi.
-         Con chưa chuẩn bị tinh thần để đi ba à...
Ba nói:
-         chuyến nầy để hụt uổn lắm …Con phải tính.
Tôi nhìn ba tôi và nói:
        -   Ba để con suy nghĩ…
        -   Con nên quyết định đi nghe con…
        Nó xong ba tôi xuống lầu.Tôi nằm suy nghĩ miên mang và thiếp đi một lúc nào không hay.Lúc khoảng hơn 4 giờ sáng có người lại rước đi. Ba lên đánh thức tôi dậy và nói con sửa soạn vài bộ đồ bỏ vào túi đệm. Ba nói chuyến nầy có Châu là con của chú 6 cùng đi nữa. Tôi quyết định đi…
         Buổi sáng trời còn tối.Tiếng gà gáy lần hai thưa dần. Xe bên ngoài bắt đầu xuôi ngược.Tôi theo người hướng dẩn.Chị ta dặn tôi đi cách chị chừng mươi bước và hướng đi là ngang bến xe, đi vòng qua chợ và ra vùng cầu Long Bình, đi dọc theo bờ sông hướng cầu Tiệm Tương.Trời lúc nầy mờ mờ sáng.Tôi vẫn giử khoảng cách với chị.Ra đây tôi thấy nhẹ hẵn người vì là dân bến xe tôi có nhiều người quen, cả các công an giao thông và thuế vụ cũng biết tôi.Tôi e sợ khi gặp họ. Đang đi ngang chiếc quán nhỏ bên đường.Tôi nghe tiếng gọi: “Anh Hai đi đâu sớm quá vậy? Vô uống vài ly rồi đi đâu thì đi. Hai thằng em thuộc dân bến xe mới sáng bảnh mắt lại ngồi nhậu. Mặc cho tôi nài nỉ là bận đi công chuyện. Chúng kéo tay tôi vào.Tôi phải trợn mắt uống hết một cốc rượu đế và gắp một đủa cá nướng trui nóng bỏ vào miệng nhai cho đở cay. Tôi nói: Thôi anh Hai phải đi. Nói xong tôi bước ra và nhìn dáo dát. Nguời dẩn đường đứng chờ tôi ở một đổi khá xa. Chị đưa tay ngoắc tôi.Tôi lại tiếp tục theo chị một đỗi nữa…Lại ai đó kêu tôi: Anh hai ơi! Tôi giã vờ không nghe…nhưng tôi khựng lại nghĩ suy. Mới xuất hành mà bị cản mủi như thế nầy chắc chuyến đi không xong. Nghĩ vậy tôi quay đầu đi ngược lại và vô ngồi với mấy thằng em bến xe khác đang uống cà phê. Uống xong hớp cà phê, tôi cáo từ và quyết tâm bỏ cuộc.Thấy tôi quay ngược về, chị dẩn đường đi nhanh về phía tôi. Lúc đi ngang tôi chị nói: “Chời ơi! Gần tới chổ xuống ghe rồi sao cậu quay lại.Tôi nói: Tôi không đi nữa…nhiều người quen ở đây quá.Chị nói: Thôi đi chổ khác tìm xe kéo đi ra Vàm Trà Vinh. Tôi gật đầu. Chúng tôi đi bằng xe kéo ra đường Vàm Trà Vinh. Xe dừng lại ở một quán bán nước dừa có nhiều võng treo. Đây là một vườn với nhiều hàng dừa che khuất. Bên ngoài có cổng. Bên trong có vài túp liều lá với những chiếc bàn thấp và ghế ngã lưng. Quanh những hàng dừa có nhiều chiếc võng treo. Chị bảo tôi ngồi lên một chiếc võng mắc ở hai thân dừa.Tôi quan sát chung quanh, lúc nầy cũng có nhiều người ngồi hoặc nằm trên võng. Cái vẻ của họ…tôi đoán…chắc như tôi.Tôi ngồi trên võng đong đưa với ly nước dừa mà chủ quán đem đến và nói: ông nằm nghĩ cho khoẻ. Tôi đoán chắc đây là nơi tụ họp những người cùng đi như tôi.Tôi đong đưa chiếc võng nhưng không quên nhìn dáo dát để tìm hiểu sự việc chung quanh…Tôi chợt thấy Châu, đứa em bà con chú bác của tôi nằm xa bên trong chừng vài cái võng.Thấy tôi, em đưa tay lên và cười .
            Thời gian từ buổi sáng…kéo dài đến xế chiều nằm trên võng, tôi hồi hộp lo âu. Chuyến đi nầy ra sao đây?Tôi có cái cảm giác bất chợt như rủi ro nào đó sắp xảy ra…Tôi lắc đầu, miệng đọc kinh Nam Mô Quan Thế Âm Tát cứu nạn cứu khổ… như những năm chạy bom đạn của giặc Tây mà tôi nghe má tôi thường tụng niệm. Trong những cơn nguy hiễm thường người ta bám víu đến Trời, Phật như một cách trấn an tinh thần.
             Trời hơi xế chiều. Nắng xuyên qua từng kẻ lá dừa đong đưa.Tôi cảm giác một buổi chờ đợi lê thê dài. Có lúc tôi muốn ngồi xổm lên rời chiếc võng để đi về. Nhưng tôi nghĩ lại “Đã phóng lao rồi, phải theo lao…” thử liều một chuyến xem sao…? Lúc nầy có một người đi lòng vòng báo cho mọi người đi ra và bước lên theo từng chuyến xe Honda kéo. Chúng tôi được đưa ra Vàm Trà Vinh trong lúc trời chuyển sang mờ tối.Tôi gặp Châu. khi bước xuống chiếc xuồng nhỏ đậu sẳn dưới một tàn cây.Trên xuồng có tôi, em Châu. và một người nữa. Chúng tôi ngồi trong chiếc mui xuồng bịt kín hai đầu bằng miếng nhựa nilong. Họ dặn đừng ai ra bên ngoài.
            Qua kẻ lá của những lùm cây xanh trở màu xám tối. Bầu trời mờ mờ với ánh trăng non không đủ sức để tỏa sáng bầu trời.Vài con chim đêm vụt bay làm xào xạc trong đám dừa nước. Tôi ngồi nhìn khoảng trời đêm và nghĩ đến một cuộc mạo hiễm sắp tới. Tôi hồi hợp âu lo một điều gì đó mà không dám nghĩ tới tận cùng. Em Châu thì cứ mỗi lúc lại nói : Em cần đi tiểu, cũng chắc vì quá lo âu nên em đi tiểu nhiều lần sau đó. Em bò ra ngoài mũi xuồng và tè ở đó.Trời tối đậm thêm. Ngoài sông lớn lấp lánh ánh trăng trên những gợn nước đen. Người chèo thuyền nói:Mọi người ở yên trong mui.Mình bắt đầu ra cá lớn. Tôi lại hồi hộp âu lo khi thuyền bắt đầu lướt ra ngoài sông lớn.Tôi ngoái nhìn vô bờ thấy có vài ánh đèn phin loe loé ở các bụi cây. Xuồng chèo ra xa ngoài sông rộng. Ánh trăng tung toé qua hai thanh tay chèo. Dòng sông bao la mù mù trãi rộng.Tôi nhìn thấy chiếc lù lù một chiếc ghe to ở giửa dòng sông. Ghe chèo nhanh hơn về hướng đó. Ghé tấp lại. Người chèo ghe hối thúc chúng tôi phải cố leo nhanh lên ghe lớn.Tôi lên được trước và kéo em Châu lên. Có vài người nhìn vào chúng tôi gần như giáp mặt. Họ nói mấy người nầy không phải là khách của mình.Tôi đâm lo…Người chèo xuồng đã tách xa. Có ai đó chưởi thể: Đ.M mấy cái thằng taxi đưa thêm người. Có người nói: Lỡ rồi…thôi cho họ đi luôn. Tôi mừng thầm và nghĩ: Thì ra bọn đưa người lừa ba tôi và cả nhóm tổ chức. Chúng tôi bị dồn xuống khoang ghe gần như đã chật nức người. Họ kiễm lại và nói. Hết khách rồi cho máy dong lẹ đi. Từ nào tới giờ tôi có biết cá lớn, cá nhỏ là gì đâu.Tôi nghĩ cá lớn chắc là các ghe đi biển, không ngờ đây chỉ là một chiếc ghe lường được đóng cất mũi hơi cao.Từ mũi ghe có một thanh cây chạy từ đó lên Cabine phòng lái.Tiếng máy ghe nổ xình xịt. Ghe đi trong vùng ánh sáng mờ mờ. Có người căn dặn: Mọi người không được nói chuyện và ráng không cho con cái khóc, vì ghe còn trong vùng nguy hiễm.Trong khoang ghe im lắng với mùi hôi của nước trộn dầu ở dưới khoang xông lên làm vài người húng hắng bụm miệng ho.Vài đứa nhỏ khóc. Mẹ chúng dổ dành… có người cho con uống thuốc ngủ để chúng không khóc. Ghe chạy tiếp tục giửa dòng sông chừng hơn nửa giờ.Trên phòng lái nói khẻ xuống : Ghe sắp qua đồn công an biên phòng các người phải tuyệt đối im lặng. Nó phát hiện được là chết cả đám. Mọi người âu lo.Tôi cũng hồi hộp nhìn em Châu. Em cũng đang nhìn về phía chổ tôi ngồi. Tôi nghe vài tiếng kinh cầu nho nhỏ. Ghe chạy thêm mươi phút. Người trên mui phòng lái nói: Đã qua khỏi đồn công biên phòng rổi... Những người đàn ông lấy những miếng váng mà họ để đâu đó trên ghe. Họ bắt đầu ráp xiêng từ thanh cây đà xuống be ghe và đóng đinh cộp cộp. Sau đó họ phủ lên một chiếc bạt to từ mũi đến trên nóc phòng lái. Bây giờ khoang thuyền mù mịt tối. Nhưng mọi người nói cười hớn hở: Một anh ngồi kế tôi nói: Tôi hên quá... mới đi lần nầy mà được như vầy… hên vô cùng.Tôi nói: Tôi cũng vậy. Tôi nghe có người đọc kinh và nói Amen to hơn lời kinh cầu lúc nảy. Một ai đó nói: A Di Đà Phật con đã thoát nạn rồi. Thuyền tiếp tục chạy ra cửa biển.Những cơn sóng lớn bủa dập dồi chiếc ghe nhiều hơn.Tôi muốn bị nôn ói nhưng cố dằn lại.Thuyền đang chạy bổng hơi khựng lại.Thuyền bị rướng vào con lương. Máy nổ xình xịt rồi bổng tắt ngủm. Vài người trong nhóm tổ chức nhảy xuống sông kiễm soát chân vịt. Họ nói chân vịt bị cong…Mọi người bắt đầu hoảng sợ nhốn nháu. Có tiếng người nào đó nói: Lấy chân vịt phòng hờ thay liền, trời sáng rồi...Trong khoang tối om, tôi nhìn qua kẻ hở, ánh sáng tươi tỏa rạng bên ngoài. Tôi và toàn thể các người trong ghe lo sợ. Vài phút sau họ nói: Chân vịt thay rồi, các anh khoẻ mạnh cùng xuống đẩy ghe ra.Vài người xung phong nhảy xuống. Chiếc ghe lắc lư một lúc rồi thoát cạn. Máy ghe tiếp tục nổ và ghe tiếp tục chạy ra họng vàm. Tháng 12  sóng gió bổ cồn ầm ì. Ghe chao nhồi lắc lư.Tôi bị ói tiếp và nằm vã ra với cái đầu choáng váng. Em Châu cố gắng lách qua mọi người đến ngồi gần tôi. Em cuối gầm đầu ói ụa.trước khi đi ba có gói cho tôi một gói xâm Cao Ly thái nhỏ.Tôi cố mở gói ra cho vào miệng mình một lát nhỏ và em Châu một lát nhỏ. Cơn sóng dập dồi chiếc ghe càng lúc càng nhiều. Các đứa trẻ bắt đầu khóc ré. Trong Cabine có tiếng người đàn bà nói to: Anh ơi! mấy đứa con mệt lắm rồi.Có người nói vọng xuống từ nóc phòng láy: “Ráng xức dầu nóng cho con”.Tôi đoán đây chắc là vợ con của chủ ghe? Sau đó một cơn sóng to đánh mạnh vào ghe. Nước tích tụ nhiều trên tấm bạt, nước mở toạt một gốc miếng bạt, nước tràn ụp vào khoang ghe…Có tiếng quát tháo: Các anh khoẻ mạnh giúp một tay tát nước ra, không thôi ghe bị chìm. Anh bạn nằm gần tôi ngội dậy và vài ba người nữa cũng bật dậycùng tát nước.Trong Cabine tiếng vợ của chủ tàu nói to trong tiếng khóc: Anh ơi! Quay ghe vào đi, mấy đứa nhỏ sắp chết. Không có tiếng hồi đáp. Có người nói: ĐM phải đi, quay vào là chết hết cả đám….Tôi toát lạnh cả người. Ôi! Nếu ghe quay mũi vào thì chết thật. Sau một hồi tát nước mõi mòn… vài anh xuôi tay. Bổng nhiên nước biển đánh úp vào với một lượng nước lớn làm đổ sập một gốc váng. Có ai đó nói: Ghe bị bể vở rồi phải vô thôi….Nhiều tiếng chưởi thề cộng với lời kinh cầu nguyện lại vang lên. Chiếc ghe quay mủi vào bờ. Lúc nầy sóng thôi đánh nhiều vào thành ghe.Tôi tỉnh hẳn nhìn em Châu và nói: Em giử cho hia cái giỏ đồnếu chạy trốn được hia sẽ cố chạy…ghe khựng lại vì đã vào gần bờ. Tôi nhìn lên bờ thì thấy dân chúng dàn hàng ngang trên bờ cát, vài tên du kích bắn súng chỉ thiên báo động.Tôi nói với em Châu.Thôi…bị bắt lại hết rồi…!.Em khóc thút thítChiếc dừng hẳn. Mọi người dìu nhau nhảy xuống nước bơi vào bờ. .. Tôi nhảy xuống trước và đở em Châu xuống sau. Chân tôi chạm cát, nước ngập tới hơn ngực.Tôi cố gắng bơi vào bờ. Sóng to dội vào, cát lày hỏng bước dưới chân, tôi bị hụt hẩn chới với nhưng cố sõi tay bơi...Khi tôi ngoái nhìn về phía sau thì không thấy em Châu ở đâu? Em đang bị chìm dưới nước. Tôi cố lội ngược ra về phía em và nắm được mái tóc em…Tôi dùng sức tống của đôi chân quảy mạnh đẩy thật mạnh em về phía bờ. Em đã ngoi lên được phía gần chổ cạn hơn.Tôi bơi nhanh vài sảy và nắm lấy bàn tay em. Chúng tôi đi lắc lư trong cơn sóng vổ nhẹ vào bờ….Lúc nầy có vài tên công an mặc sắc phục tới. Họ bắt thanh niên ngồi riêng và phụ nữ ,trẻ em ngồi riêng. Du kích đến lấy dây rau muống biển cột từng người bên phía đàn ông. Mọi người ngồi cuối mặt buồn bã.Viên sĩ quan công an rút súng gỏ vào đầu mỗi người một và nói: Các anh là lũ phản động, giờ nầy đất nước độc lập mà còn vượt biển để theo bám chân Đế Quốc Mỹ. Tội các anh là tội chết...Tôi cuối gầm đầu thêm và chờ cho cái gỏ kế tiếp vào đầu mình. Gã công an nói tiếp. Với chánh sách khoan hồng của đảng…tao không thể giết tụi mầy. Nếu không….Bùm…Bùm…vào đầu cho tụi bây chết! Tôi nghĩ thầm: Cũng là cái lủ con vẹt. Tao đã nghe câu nầy không biết bao lần rồi…Nghĩ đến đây tôi bị lạnh toát thêm mồ hôi. Mình là sĩ quan đi tù mới về ít lâu…bị bắt kỳ nầy….?!
    Một tên du kích tới kêu các người đàn ông đi xuống ghe khiêng đồ lên. Đó là thức ăn như: gạo xấy, mì gói, nước uống đóng chai, những quầy dừa tươi và dầu chạy máy ghe.Tôi cũng là nguời trong số người đi khuân tải đó. Khi đi ngang các người dân.Tôi nghe họ nói: Chiếc ghe không bị bể gì hết. Với cái máy 2 đầu bạc mơi toanh đi tới đâu mà hỏng tới. Mấy người tới số thiệt rồi…! Tôi nghĩ bụng ghe không bị bể nhưng vì bọn chủ ghe nghe vợ con ngất xỉu nên mới hô hoán để cho ghe vào…Thật là không may …!
          Mọi người xếp hàng hai đi lần về phía bên trong, đứng trước một căn nhà lá và bắt đầu đi vào bên trong để ghi tên cùng lột các đồ trang sức giao cho một tên ngồi nguệc ngoạc vào cuốn sổ giấy. Người ghi danh nói: Các anh để lại hết, chừng nào giải quyết xong sẽ trả lại cho các anh. Cho tới lúc vào tù đến khi về, các món tư trang kia không bao giờ trở lại với chúng tôi. Họ đã chia chát với nhau hết rồi…!
            Một lúc sau họ cho chúng tôi ăn uống với mấy gói mì gói và nước lã. Khoảng độ vài tiếng sau, chúng tôi xếp hàng hai tiếp tục đi. Họ nói giãi chúng tôi về Công An Huyện Long Toàn. Đi một lúc chúng tôi dừng lại để chờ ghe chở về Huyện. Chổ ghe tấp vô là Cồn Cù. Nơi tôi và gia đình tôi có một thời gian lánh nạn Cáp Duồn chảy tản cư về đây. Kể từ đó đến nay tròn 40 năm, qua biết bao cuộc thăng trằm…bước chân xưa bay nhảy trẻ thơ, bước chân bây giờ đang nặng nề lê bước. Hai bước chân một khoảng đời 40 năm…
           Cuối cùng chúng tôi bị dồn vô nhà tù Công An Huyện. Sau khi bị tra vấn với công an Huyện. Chúng tôi bị đưa đi Bến Giá lao động. Số người trong bọn tổ chức họ khéo lo, hình như mỗi người 3, 4 cây vàng…và họ được cho về sau đó vài tuần.Vàng bạc họBọn tổ chức đã thâu tóm từ những người đì vượt biển ít ra cũng vài cây vàng cho mỗi đầu người thì với số tiền đúc lót như trên thì có hề hấn gì với họ đâu. Cái thiệt thòi vẫn là những người góp tiền cho họ để được lên ghe. Nhờ sự lo lắng chạy vại của ba má và vợ tôi.Tôi được đưa về nhà khi chưa hết thời gian 2 năm lao động bằng cửa lo lót. Một bản án không có trong luật nào ghi trong bản hiến pháp của chế độ. Cái trớ trêu nữa là người đưa tôi về với thù lao 5 chỉ vàng là viên sĩ quan công an trước đây gỏ vào đầu tôi đòi bắn bỏ…!        
             Từ sau đó tôi lên Sài Gòn và tạm sống tại nhà anh chị vợ chồng Ngọc, rồi nhà anh chị Minh. Hai người bạn thân thiết thuở còn đi học đến bây giờ. Thời gian ăn nhờ ở đậu ở đây, tôi thấy thời gian dài lê thê với nhiều âu lo cho một ngày mai vô vọng. Ba má và vợ tôi tiếp tục tìm đường để tôi thoát khỏi Việt Nam. Vợ tôi phải lội qua tới Nam Vang để tìm mối đi  bằng đường bộ.  
         Sau chuyến đi Cambochia về, vợ tôi có đem về một lá thư viết tay của một người trước đây là lính cảnh sát của đứa em, là rể của người chú thứ Sáu, trước 75 làm Trưởng Cuộc Cảnh Sát ở Quận Long Toàn. Qua bức thư nầy, đứa em rể dẩn vợ và 2 đứa con trai qua đó để được hướng dẩn vượt rừng qua Thái Lan. Vợ tôi nói nếu tụi nó đi xong thì chúng tôi cùng các con sẽ đi tiếp. Một tháng…Hai tháng…và một năm trôi qua vô âm tính…Người ta đồn chắc gia đình của đứa em bị lạc trong rừng, bị cướp hoặc bị bọn Pôn pot giết chết…Tội nghiệp cho hai vợ chồng đứa em và 2 đứa con trai còn non khờ phải chết đâu đó trong rừng biên giới Miên&Thái! Nhiều người vượt thoát bằng cách đi xuyên qua rừng được đến đấtThái. Họ kể lại cho tôi nghe lúc tôi gặp họ ở Trại PRPR ở Phi Luật Tân. Họ kể lại nhiều chuyện rất hải hùng. Đa số các gia đình ra đi bằng đường bộ bị chết vì họ bị bọn đưa đường lường gạt. Họ đưa các gia đình vào rừng một đổi, rồi vờ vỉnh chỉ dẩn “Cứ đi hướng nầy sẽ tới…”Họ bỏ mặc cho những gia đình trong rừng sau khi đã lấy một số vàng, bạc. Các gia đình nầy bị lạc trong rừng bị chết đói, chết khát...hoặc chết dưới tay bọn Khơme Đỏ hoặc bị bọn cướp rừng giết hại, dã man…Với những người được hướng dẩn chu đáo thì họ đến được các trại Thái ở biên giới. Trên đường đi trong rừng rậm đôi khi họ thấy những đống xương người hoặc những xác khô chết, tựa vào thân cây, có khi cả gia đình với nấm xương khô…Tôi mường tượng chắc gia đình đứa em tôi cũng chết theo một cách nào đó trong khu rừng biên giới nầy. Khi đến được đất Thái, họ cũng sống trong một thời gian ở các trại nằm dọc theo biên giới trong sự đối xử rất dả mang của bọn lính Thái. Họ bị đánh đập và sống trong điều kiện thiếu thốn mọi mặt. Bọn lính Thái còn hảm hiếp các phụ nữ và trẻ gái một cách tàn nhẩn. Trong thời gian ở trại PRPR, tôi có gặp một cô gái với thân xác tiều tụy, cô là con của anh Thượng Sĩ làm việc ở Tiểu Đoàn Quân Y mà tôi từng quen biết. Cô không ngần ngại kể cho tôi nghe ngày tháng cô bị hãm hiếp ở trại Thái…cuối cùng cô khóc nức nở vào nói: “Chú ơi! Cháu bây giờ bị bịmh SIDA…chỉ chờ chết thôi…chắc cháu chết trước khi được đi định cư ở Mỹ….!
           Hú hồn! Nhờ chuyến đi mất tích của gia đình đứa em mà vợ chồng tôi thôi bỏ ý định vượt biên bằng đường bộ…!
            Ba lại đóng tiền cho tôi tiếp tục qua nhà người cô bà con ở Sóc Trăng để chờ ngày đi tiếp. Bây giờ  tôi phải lựa chọn con đường để đi…không còn chần chừ như lúc trước nữa...!
            Ở nhà người cô được vài tuần… Ngày đi lại đến, người dẩn đường đưa tôi ra bến xe đò để đi về hướng Cà Mau. Xe đổ lại ở Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu.Tôi được đưa xuống chiếc xuồng, ở đó có một người thanh niên trẻ coi bộ giống người Chợ Lớn hoặc người Tiều Châu ở Sóc Trăng đang ngồi dựa lưng trên thành be trong chiếc mui xuồng mà hai bên đầu trước, sau có che miếng vãi nilong. Chúng tôi ngồi bên trong với mỗi người một giỏ đệm đựng mớ đồ đem theo. Thuyền chèo tay theo dòng kinh xáng từ Giá Rai đi về hướng Cà Mau. Xuồng qua Hộ Phòng, xuồng đi ngang bến sông Cà mau.Từ Giá Rai đến đây có hơn hai ngày, đêm. Chúng tôi dừng lại tại bến sống dập dìu ghe xuồng. Người chèo xuồng nói với chúng tôi ở yên trong khoang, anh lên bờ mua bánh tét và nước.Trời đã xế chiều nước sông hắt lên mùi hăng hăng của tôm cá và mùi mằn mặn của vùng nước lợ có nhiều chất bùn. Tôi không muốn nói gì với anh thanh niên vì sợ các chiếc xuồng có người cấm sào gần đó nghe được. Người vùng nầy đa số là dân của “Cách mạng”. Họ mà biết được thì họ sẽ báo cáo với công an ngay. Anh bạn nầy thì cứ xoây trở vì cái thân hơi nhiều thịt và cái bụng to. Lâu lâu anh xì hơi mùi khó thở.Tôi bụm miệng ráng tránh khỏi bị ụa ói. Chưa kể anh có thêm mùi hôi nách luôn dội vào 2 lổ mủi của tôi mùi  tanh và chua.Thật là một cực hình cho tôi phải chịu đựng trong suốt mấy này qua…Còn bao lâu nữa đây trời…?
            Khi anh chèo xuồng trở lại thì trời tối hẳn.Con nước cũng dựng ròng, anh nói: Bây giờ xuôi nước rồi chúng ta đi.Anh bước ra sau chiếc xuồng và đưa cho chúng tôi một xâu bánh tét loại nhỏ bằng cườm tay. Tôi thấy hơi đói nên bốc ra một đòn, bốc vỏ lá ra và ăn ngon lành. Chiếc xuồng trôi từ từ theo từng chập của đôi quay chèo.Vì nước xuôi lại đi vào con rạch nhỏ hơn nên tôi có cảm giác chiếc xuồng lướt nhanh hơn. Ánh trăng lúc nầy hiện một vầng trắng trên nền trời đầy sao. Con rạch nhỏ, bề ngang chắc cở hơn 10 mét là cùng. Tôi còn nghe được tiếng người nói chuyện trên bờ. Người chèo xuồng vạch miếng nilong nói với chúng tôi. Khúc nầy có nhiều trạm kiễm lâm. Xuồng đi ra nó ít kêu xét, nhưng mọi người nên cẩn thận không được trò chuyện.Có mắc đi cầu thì nói cho tôi biết, đến khúc nào được tôi ngừng để đi. Nghe nói đến trạm kiễm lâm, tôi hơi ái nái, lỡ nó kêu lại thì sao? Tôi có đem theo một khâu vàng 2 chỉ.Tôi buột khâu vàng vào sợi chỉ và dấu ở bên trong hậu môn.Tôi dự phòng nếu có bị lộ và bị bắt thì còn vốn để lo toan. Đến một đoạn rạch, tôi thấy có ánh đèn dầu tỏa ra một vệt trên mặt nước. Một ai đó nói. Đêm tối như vầy, tụi mầy coi chừng tụi vượt biên nghe.. .Tôi nghe đánh thót trong tim hồi hợp.Tiếng phát ra như rất gần.Tôi đoán đây chắc là cái chốt của bọn công an kiễm lâm. Người chèo thuyền cứ nhởn nhơ chèo chậm lại.Tôi lo sợ: Không biết tên chèo xuồng nầy có nộp mình cho chúng không? Xuồng đi qua không có tiếng ai gọi.Tôi nghe nhẹ nhỏm trong lòng. Cái anh chàng béo bự đã ngủ ngái khò kho. Suốt đoạn đường đi hôm đó tôi phải giựt thói lo sợ vì có nhiều chốt kiễm lâm như vậy.
             Xuồng chèo ra khỏi con rạch ra cửa sông rộng lớn. Nước loé ánh lân tinh qua các thuyền ghe chạy bên ngoài. Có một chiếc xuồng tấp lại nói với người chèo chiếc xuồng của tôi. Tôi nghe lõm họ nói với nhau: Tới giờ nầy rồi mà chưa thấy con cá lớn.Tao bơi mấy vòng mà chưa có dấu hiệu gì? Nói xong chiếc xuồng kia cùng chiếc của tôi chèo về một điễm tập trung. Đến nơi một vùng rậm rạp với nhiều cây bần cao che bóng trăng.Tôi thấy nhiều chiếc đã tụ lại ở đó. Đây là vàm Kinh Cả Ngai sau nầy tôi mới biết. Ngoài sông có nhiều chiếc võ lãi rọi đèn lướt qua…Có ai đó nói: Tụi mình bị lộ rồi. Ai nấy nên chạy vô rừng. Thằng bụng phệ đi với tôi thế mà nhanh. Nó bước ngang tôi và nhảy xuống bờ. Mọi người cũng làm như vậy.Tôi nấn ná và nói với người chèo xuồng của tôi: Chú đừng bỏ tui nghe.Tôi đưa cho chú 2 chỉ vàng và nói:Chú bỏ tôi lên bờ và trở lại cứu tôi.Tôi bối rối vô cùng vì lên rừng tôi chạy đi đâu?Thà giao cho chú nầy 2 chỉ còn có hy vọng. Nếu bị bắt thì 2 chỉ cũng sẽ mất.Tôi phải làm một việc để cầu mai. Người chèo xuồng nhận 2 chỉ vàng và chỉ tay về hướng một cây bần cao ở bên trong và nói:Chú chạy lại đó.Cháu đi xem tình hình rồi lại rước chú về. Tôi chạy nhanh về hướng cây bần và ngồi mọp xuống với lớp đất bùn. Những ngọn chà là với gai nhọ hoắc đâm vào chân và mong tôi đau nhói. Lúc nầy ngoài vàm xuất hiện các chiếc võ lãi nhiều hơn. Có chiếc chạy ngang chổ tôi nằm quẹt một vòng đèn pha sáng.Tôi ép mình sát dưới đất bùn hơn. Chiếc võ lãi đi qua.Tôi nằm đó hơn 15 phút và nhìn ra vàm kinh. Lúc nầy các chiếc võ lãi không còn chạy trên vàm nửa. Có lẻ chúng chỉ tìm bắt các chiếc xuồng chở khách còn trên vàm.Còn số người chạy lên rừng…? Chắc ngày mai họ mới lùng bắt. Gần một tiếng trôi qua trong âu lo.Thoáng trước mắt tôi thấy một chiếc xuồng không mui, mái chèo vít mặt nước những đường loé trắng xanh. Xuồng bơi về hướng tôi đang nằm.Tôi nghĩ là xuồng ai đó vì chiếc xuồng tôi đi có mui. Chiếc xuồng tấp lại.Tôi nghe tiếng gọi chú ơi! Tôi mừng rở đi về hước ấy.Thì ra là xuồng của chú đưa tôi đi.Tôi nghĩ: Chú nầy tốt thật.Trên xuồng lúc nầy có một mớ củi. Chú kêu tôi cởi áo và mặc chiếc áo của chú. Nghĩ một giây, chú kêu tôi bỏ chiếc quần dài.Trút chiếc quần dài ra.Với  đôi chân trắng bạch. Chú bão tôi trét bùn lên cho đen và đưa cho tôi chiếc nón lá. Chú đứng chèo lái còn tôi ngồi mũi bơi bằng dầm. Sau đó chúng tôi bơi ra vàm. Ngoài xa tôi thấy một chiếc tàu lớn với ánh đèn sáng choang. Chú bơi đâm thẳng về hướng ấy. Xuồng đến gần chiếc tàu.Trên tàu rọi đèn pha xuống và la lớn: Mấy cha nội bơi đi đâu vậy?Tụi nó vượt biên, tụi tao đi lùng bắt tụi nó…lạng chạng ở đây coi chừng bị bắt nghe hong. Chú chèo xuồng nói lớn: Xuồng củi anh ơi.Tôi thấy phía kia có tụi vượt biển nên bơi về hướng nầy. Ai đó trên tàu nói:Thôi bơi đi chổ khác đi cha nội.Tôi hồi hộp… nhưng nghĩ chú nầy khôn lanh thật, nếu bơi xa xa không chừng bị chúng bắt. Chú làm như mình là người ngay đâu sợ tàu tuần.Tôi niệm Phật “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát…”
           Chú chèo tách xa chiếc tàu và đi về phía sâu vào con sông hướng về Cà Mau. Từ đó tôi chỉ ngồi trên đống củi. Chú dặn có ai hỏi thì nói chú ở Cà Mau kiếm đất ỡ dưới nầy để  mua nghe.Từ đó cứ nước xuôi thì đi, nước ngược thì tấp vô bờ nghĩ.Thường chú ấy tấp vô chổ mấy xuồng đi kiếm củi xen với mấy chiếc xuồng buôn bán trên sông. Khi đậu gần ghe xuồng ai đó tôi bối rối âu lo sợ người ta hỏi hang…rồi bị lộ. Cũng may không ai hỏi tôi mà chỉ hỏi chú chèo xuồng. Xuồng lại đi khi con nước xuôi…đi một đổi khá xa.Chú tấp xuồng vào một quán nước bên dòng song và kêu tôi lên uống nước.Lúc nầy tôi đã mặc chiếc quần dài và chiếc áo cũ của tôi mang theo.Bước vào quán tôi thấy 2 người công an đang uống nước dừa .Chú kéo ghé kêu tôi ngồi và gọi 2 trái dừa xiêm.Chú tỉnh bơ nói với tôi.Tiếc qua phải hong chú.Hụt miếng đất đó thật uổng.Cháu sẽ dẩn chú tìm miếng đất khác.Chị chủ quán nói.Bây giờ ở Cà mau người ta đổ về đay mua đất nhiều, nên khó mua lắm.Tôi ậm ờ, ừ hử cho qua chuyện.Anh người công an ngồi nói chuyện về hồi hôm ở vàm kinh có bọn vượt biển….Chúng tôi trà tiền và cùng bước xuống xuồng chèo tiếp theo con nước đang xuôi.Tôi thấy phục cái chú chèo ghe nầy.Tương kế tửu kế. Tôi cũng đang lo sợ họ chận xét đường về…cái cách chú làm xem ra hiệu quả khó ai đoán về chúng tôi.Cứ thế 3 ngày 4 đêm chiếc xuồn mới tới bên Cà mau.Lúc nầy cơn mưa như trút.Tôi trùm miếng nhưa để kỏi ướt.Sau khi chóng sào giử chiếc xuồng.Chú nói với tôi: Cháu lên bờ kiếm đồ ăn và hỏi tôi còn tiền không.Tôi nói:
          -Còn vài trăm đồng.Chú chìa tay ra và nói:
          -Chú đưa một trăm lên mua đồ ăn. Gần một tiếng ngồi trong mưa lạnh buốt.Cộng với bao nổi sợ vừa qua.Tôi thất cơ thể như bị mềm nhảo ra.Tôi nghĩ không thể ngồi trên xuồng để chú chèo tôi vể chổ cũ.Khi chú trở xuống.Tôi nói với chú: Tôi muốn dung xe về lại nhà cô tôi ở Bạc Liêu. Chú ấy nói để cháu bơi ra ngoài rạch gần lộ xe để chú về.
            Tôi lên bờ đến một nơi vắng vẻ và đứng bên vệ đường chờ xe.Chiếc xe chạy về hướng tôi.Tôi đua tay vẩy. Xe ngừng.Tôi ôm giỏ đệm bước lên xe trong thời gian trời vừa mờ sang.Về đến nhà cô Bảy tôi.Thấy tôi cô giật mình vì từ ngày đi đến giờ gần hơn tuần lể.Cô khuyên tôi nên về Sài Gòn ngay. Trở lên Sài Gòn.Tôi bị đau thần kinh vì trong bảy ngày với nhiều lần suy trầm quá mức.Vợ tôi ở dưới tỉnh được chị bạn báo tiđưa tôi vào nằm ở bệnh Viện An Bình gần nửa tháng.Tôi nói với vợ tôi khi xuất viện: Anh sẽ không bao giờ đi vượt biển nữa! Với quyết định như vậy tôi tìm cách làm sao có công việc ổn định để mưu sinh và nhất là phải có cơ ngơi để ở và lo cho các con tôi ăn học.Tôi không thể sống nương tựa với nhà của bạn bè về lâu và về dài được.Tôi đến nhờ vị thầy cũ, trước đây là Giám Đốc Trường Dược tá Quốc Gia, có lúc thầy giử chức vụ Đổng Lý Bộ Y Tế của chế độc cũ. Qua mối quan hệ với bên vợ thầy là người gốc Mé Láng thuộc quận Long Toàn có người có chức vụ lớn trong chánh quyền mới cộng lại với thời kỳ đổi.Thầy lập một công ty hơp doanh chuyên san xuất thuốc tây y. Thầy là một người yêu nghề nghiệp và rất có tình với anh em đồng nghiệp và nhóm học trò cũ của Trường Dược Tá. Công ty thầy hầu hết nằm trong nhóm đó.Tôi được biết một số anh em đồng học của tôi được thầy thu dụng. Được sự hổ trợ và khuyến khích của bạn bè đang làm ở công ty, tôi bậm gan đế gỏ cửa văn phòng và xin thầy giúp đở. Thầy hỏi: Em có hộ khẩu ở Thành Phố không? Tôi nói : Thưa thầy không có và kể lể tình cảnh hiện tại của tôi cho thầy nghe.Thầy ngồi im lặng một hồi lâu rồi gật đầu nói:Thầy sẽ ráng giúp em. Với sự chấp thuận của thầy lúc đó làm tôi vui như vở òa nước mắt. Thầy thật là một vị thầy đức độ vô cùng.
Có công việc làm ổn định.Tôi gởi thư sang Úc xin các em tôi một ít tiền để kiếm một căn nhà để đem vợ con cùng lên Sài Gòn. Các em tôi gồm bốn đứa đi Vượt biển năm 1978 và định cư tại Úc hơn 5 năm qua đả chắv mót gom về cho tôi để sang mua lại một căn chung cư ở quận Mười. Vì không có hộ khẩu,tôi nhờ một người bạn thân cùng họ Huỳnh đứng là chủ hộ. Anh bạn nầy cùng sống chung với vợ chồng tôi tại đó.
            Thế là mọi chuyện xem ra đã ổn, tôi ngày hai buổi đạp xe đi làm.Vợ tôi ở nhà lo cơm nước và đưa các con tôi đi học.
            Cuôc sống đã như bình lặng, nhưng một nỗi lo toan nào đó cứ như quanh quẩn trong đầu tôi giống như con thuyền trôi theo dòng nước bập bềnh với nhiều cơn sóng gợn lớn nhỏ đập vào mạng be. Con thuyền cứ trôi như mệnh đời không định. Mỗi ngày sống là mỗi ngày va chạm với những nỗi hoài nghi, thủ thế. Mọi người xung quanh dường như không còn nhìn nhau thân thiện, cởi mở như dạo nào. Sự thay đỗi của chế độ mới đã kéo theo những những ngờ vực trong mọi cách xử thế. Mọi người lo sợ và luôn bị ám ảnh một nguy khốn nào đó chực chờ úp chụp lấy mình. Một người sĩ quan của chế độ cũ, một kẻ bị loại ra ngoài theo một cách nào đó và cả con cái của tôi cũng chịu số phận cái lý lịch nầy của tôi.Tôi nghĩ rồi đây tương lai các con tôi sẽ ra sao với sự phân biệt đối xử nầy…! Tôi bị bít lối và cam đành giống như những ngày tháng đành cam trong trại cải tạo. Cái khác bây giờ là ra ngoài một vòng vây lớn hơn cái vòng vây của trại tù.
           Thường ngày sau buổi cơm chiều.Tôi hay ngồi trên chiếc ghế tựa lưng đạt nơi hành lang chung cư trước nhà ở lầu một nhìn xuống phía dưới là khu chợ nằm giửa hai khu chung cư. Buổi chiều chợ vắng vẻ, các sạp buôn bán đống cửa.Những người hành khất đi tha thẩn nhặt đồ ăn rơi rớt hoặc các mảnh giấy, mảnh nilon dồn vào bao đựng để bán kiếm chút tiền độ nhật. Đám trẻ con mặc quần đùi chạy đuổi nhau la lối in ỏi. Phía bên kia gốc cầu thang, một thiếu phụ ngồi quạt cái lò nấu cơm chiều. Người đàn ông, chắc là chồng của chị kéo miếng mủ nhựa che ánh nắng cho đứa con đang nằm ngũ. Các khoảng trống dưới gầm cầu thang trước đây trống trãi. Bây giờ người ta chen chút nhau sống dưới đó, có khi cả gia đình con cái cùng ở.Tất cả ngỏ ngách chung cư nầy đều đầy người. Lẩn lộn trong số người nầy có nhiều gia đình bị đưa đi vùng kinh tế mới trở về. Cuộc sống ở đó quá kham khổ. Họ chịu không nỗi nên kéo nhau về lại thành phố. Nhà họ bị chánh quyền quản lý. Không nơi nương náo nên đành sống chui rúc ở các gốc cầu thang hay gầm cầu. Thành phố càng lúc càng đông người vì lẻ lớp người mới từ các miền quê trong Nam cũng như ngoài Bắc làm việc cho chánh quyền dồn về. Họ chiếm cứ các căn nhà của các gia chủ bị đánh tư sản hoặc các căn nhà của các sĩ quan, công chức làm việc trong chánh quyền cũ bị đi Cải Tạo hay đã bỏ nước ra đi trước ngày 30 tháng Tư năm 1975.
                Sài Gòn bây giờ đổi tên. Sài Gòn bây giờ xa lạ với những tên đường, ngỏ phố. Sài Gòn bây giờ nhốn nháo lo toan. Sài Gòn bây giờ có hai lớp người: Một lớp mới tính toán chiếm đoạt. Một lớp thị dân cũ nhốn nháo lo sợ vuột mất đời sống an bình. Sài Gòn có những khoảng đất trống cỏ mọc loang lở vì chủ nhà giở dọn về quê.  Sài Gòn lúc nầy không ai muốn ở lại mà muốn có dịp để ra đi. Sài Gòn giờ nói riêng, cả miền Nam giờ nói chung, trước đây còn mơ hồ về Cộng Sản. Bây giờ tất cả đã biết Cộng Sản là ai…! Nhưng quá trể rồi…! Đất nước đã rơi vào sự kèm kẹp của bạo quyền Cộng Sản với danh hiệu mỹ miều là “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam”
             Khi trên dòng bước của cuộc đời bị vướng vấp, với sự ước mong đi về một hướng nào đó, người ta luôn cố gắng nhất chân, cởi trói đề bươn chạy về phía trước. Nếu chúng ta đừng tuyệt vọng thì một lúc nào đó chúng ta sẽ đạt được mục đích “Cùng Tắc biến, biến tắc thông” mà…. Hảy biết chờ đợi… Sự chờ đợi của tôi đã có kết quả, khi trong một buổi chiều ngồi trên hành lang trước căn nhà ở chung cư. Anh vợ của tôi từ Chợ Lách mang một bức thư của Bộ Nội Vụ. Gia đình chúng tôi được chấp thuận cho đư ợc đi Mỹ với diện con lai.
           Năm 1983, trong một chuyến lên Sài Gòn thăm gia đình của một người bạn thân.Vợ anh bạn biết gia đình tôi có một chú bé lai Mỹ. Chị nói với tôi về chuyện chính phủ Mỹ có chương trình cho các đứa con lai được đi Mỹ cùng với gia đình. Chú bé bị mẹ bỏ rơi sống hằng ngày ở khu chợ Trà Kha nơi chiếc xe đò của người em trai tôi thường làm nơi xuất phát trong  một ngày chuyên chở hành khách. Mỗi chiều xe đậu lại qua đêm tại đây.Thằng bé lai đến quét dọn rác trên sàng xe, dổi lại nó được em tôi cho một số tiền nhỏ để tiêu xài. Công việc của thằng bé quen dần cho đến vài năm thì nó được em tôi cho theo xe làm một chú lơ nhí. Cũng từ đó nó thường ghé nhà ba má tôi. Nó gọi người trong gia đình tôi như là một đứa cháu nội trong nhà.Vốn thương những người neo đơn, nghèo khó ba má tôi xem nó như một đứa cháu đáng được giúp đở. Má tôi cho nó những bộ đồ của các em tôi lúc còn chang tuổi cho nó. Nó khôn ngoan, láu lỉnh gọi vợ tôi bằng má. Năm 1978 lúc tôi từ trại cải tạo về. Khi lần đầu gặp tôi, nó trố mắt nhìn tôi và hỏi: Ai vậy má.Vợ tôi mĩm cười và nói ba mầy đó. Nó kêu tôi một tiếng ba…rồi chạy ra ngoài lo dọn một số đồ đạc trên xe đậu phía trước nhà. Căn nhà trước đây ba má mua để cho anh em chúng tôi ăn ở và đi học cấp Trung Học ở đây…Vợ tôi bắt dầu kể mọi việc về đứa bé nầy cho tôi nghe. Nhân chuyến từ Sài Gòn về Trà Vinh thăm quê, chị có ghé thăm gia đình tôi. Tình cờ chị thấy thằng bé lai trong nhà, sau khi hỏi han đôi điều về nó, chi đốc thúc và chỉ dẩn vợ tôi làm giấy tờ con nuôi cho nó để nộp hồ sơ đi Mỹ theo diện con lai. Chị nói ở Sài Gòn người ta nộp đơn rất nhiều đó là năm 1983. Sau khi nghe vợ tôi thuật lại mọi chuyện, ba nói với vợ tôi: “ Con cứ lo đi tốn bao nhiêu ba cho”. Chú Năm tôi nói với vợ tôi đề chú chạy lo giấy khai sinh cho nó. Khi có được giấy khai sinh, vợ tôi đem lên Sài Gòn nhờ chị Cúc giúp chuyển nộp giấy tờ. Cũng đồng thời lúc nầy có tin chánh phủ Mỹ sẽ chấp nhận hồ sơ cho các sĩ quan đi cải tạo được đi Mỹ. Tôi lại làm thêm một hồ sơ gởi qua Tòa Tổng  Lảnh Sự Mỹ ở Thái Lan. Trong lý lịch tôi ghi thêm gia đình có đứa con nuôi lai Mỹ. Hồ sơ chỉ được gởi chui qua một người quen làm ở Bưu điện Sài Gòn, dỉ nhiên phải có tiền hậu tạ…
          Hồ sơ chuyển đi nhưng biệt vô âm tính. Đời sống của gia đình tôi đã trải qua nhiều khúc quanh gian khổ. Tôi cố gắng tìm mọi cách xoay trở và cam lòng trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của một xã hội đầy tráo trở, nhẩn tâm…Mỗi ngày tôi phải nhẩn nhục đế cố vượt qua mọi tình huống để lo cho gia đình, nhất là các đứa con tôi còn quá nhỏ, nhưng những cơn va chạm cứ xấn tới vùi dập cả tinh thần và thể xác, bắt buộc tôi phải có một chọn lựa…Tôi không còn chọn lựa nào khác là phải tìm cách vượt thoát ra khỏi đất nước nầy. Nhưng tôi không đạt được ý nguyện mà còn lâm vào sự khốn đốn thêm ra. Có lúc tôi bị chấn động thần kinh và phải nằm điều trị tại bệnh viện hơn cả tháng về tâm thần. Tôi quá nản lòng và thấy sẽ không có con đường nào khác hơn là đành chịu ở lại nơi đất khổ nầy…! Cái vấn nạn lớn của tôi là không thể về quê được vì lẻ tôi là người trốn “ Trại cải tạo lao động” khi chuyến đi vượt biển vừa qua của tôi không thành và bị bắt lại. Mặc dù chuyện trốn trại là do tổ chức của công an và trại giam đưa tôi về, nhưng dù sao cũng là người “Vượt Trại”, công an địa phương nơi tôi đang cư trú có chắc để yên cho tôi không?.Tôi đành bỏ quê lên Sài Gòn để nương thân. Cái may mắn cho tôi là đã chuyển hộ khẩu về quê vợ ở Chợ Lách. Nơi đây chắchọ không biết về chuyện “vượt trại” của tôi, vã lại vợ tôi có người chú bà con đang làm công an xã ở đó. Chúng tôi làm đơn xin tạm vắng lên Sài Gòn và tạm trú nhà anh chị Minh&Cúc. Hai người vốn là người đồng hương và bạn học lúc còn thời Trung Học. Ăn nhờ ở đâu nhà bạn bè chỉ là tạm bợ đôi ba tháng, chứ không thể lâu dài được.Tôi viết thơ bàn với ba má tôi nói rỏ ý định tìm một căn nhà để cho có nơi ổn định. Tôi viết thư nhờ các em tôi đi vượt biển từ năm 1978, nay đã định cư ở Úc, một số tiền để mua một căn chung cư ở Sài Gòn. Các em tôi ở Úc đồng ý và gởi về cho tôi 3 chỉ vàng để tôi sang lại một căn chung cư thuộc vùng Quận 10 gần chợ và gần trường. Hồi nầy ai có hộ khẩu ở Sài Gòn mới đứng chủ hộ được.Tôi nhờ một đứa bạn than cùng họ với tôi có hộ khẩu ở thành phố đứng ra làm chủ hộ. Chuyện sang nhượng thì với sự đồng ý qua các văn bản viết tay giửa tôi và chủ nhà chứ không ra chánh quyền.Thực ra hồi nầy các căn hộ chung cư chánh quyền không cho buôn bán, tuy nhiên ai có hộ khẩu trong căn hộ thì xem như được ở. Công việc kiễm soát là do công an khu vực. Người mối may cho tôi chỉ cách cho tôi đem qua biếu đến công an khu vực. Mọi chuyện xem ra hoàn tất rất tốt đẹp. Người bạn thân vì là công nhận viên làm việc cho công ty Hộp Doanh Dược Phẫm.Công ty nầy do vị thầy cũ là dược sĩ giám đốc trường Dược Tá Quốc Gia, nơi tôi và đứa bạn học thuở trước. Người bạn chỉ vẻ cho tôi đến xin thầy để có một công việc làm tại đó.Thầy có thời gian làm Giám Đốc Nha Tiếp Vận Dược Liệu và Đổng lý Văn Phòng Bộ Y Tế thời Bác Sĩ Trần Ngọc Ninh làm bộ Trưởng Y Tế. Thầy là một người rất tài giỏi và rất có tình với anh em ngành dược. Cơ sở thầy lập ra lúc thời kỳ mở cửa,cho nên mọi sinh hoạt hình như khá thoánh hơn trước. Thầy góp vốn từ bạn bè và các thân hữu để thành lập Xí Nghiệp Hợp Doanh với tên là Công Ty Dược Pharimax, nhân viên được thầy thâu dụng hầu hết là những anh em Dược Sĩ, Dược Tá và các nhân viễn cũ nơi những cơ quan mà thầy làm Giám Đốc trước đây. Khi vào gặp thầy ở văn phòng Giám Đốc, thầy nhận ra tôi ngay…thầy có một trí nhớ thật tuyệt vời…Sau khi tôi trình bày hoàn cảnh, thầy ngẫm nghĩ một lúc rồi gật đầu. Chuyện còn lại là phải thông qua Ban Tổ Chức. Người bạn chotôi biết, khi Giám Đốc nhận rồi thì bên đó chắc họ sẽ nhận thôi vì đây là cơ sở Hợp Doanh. Chánh quyền muốn đưa người của họ vô để kiễm soát. Người bạn trước đây xin vào công ty cũng đi con đường như vậy. Người bạn nói: “Mầy mua một con gà và vài lít rượu trắng, rồi theo tao đến nhà ông ta là xong”. 
         Có cơ ngơi cư trú, có công việc để sinh sống qua ngày, nhất là trước mắt công an khu vực, tôi là một công nhân viên, cho nên tôi có cảm giác an toàn hơn trong cuộc sống hằng ngày ở đất Sài Gòn nầy. Các con tôi bắt đầu đi học. Vợ tôi ở nhà lo cơm nước. Tôi đạp xe mỗi ngày hai bận sang đi, chiều về.Buổi trưa ở lại xí nghiệp ăn uống và nghĩ ngơi. “Cùng tắc biến, biến tắc thông”, mọi chuyện xảy ra trong lúc nầy là hồn tôi có phần thanh thảng đôi chút, tuy nhiên cái vướng mắc “Trốn Trại” luôn là một đánh thức tâm hồn tôi “ Tôi, chưa hẳn là cánh chim bay trong trời rộng…! Với cái xã hội nầy mọi thứ bất cập đều có thể đổ sập xuống đầu…sự lo âu cứ lẩn quẩn trong đầu, cả khi trong giấc ngủ…!”

         Sau buổi cơm chiều, tôi thường nằm trên chiếc ghế ngã lưng, hút thuốc và nhìn khu chơ phía dưới lúc nầy hơi vắng vẻ. Một chiếc xích lô len lỏi qua các xạp bán đồ.Tôi nhình người ngồi trên xe thấy quen quen…Anh đưa tay lên về phía tôi và cười. Đó lành thứ Năm của vợ tôi từ Xả Vỉnh Bình lên. T6oi nhận ra anh và đón anh từ cầu thang. Anh vội chìa cho tôi một mảnh giấy và nói “Giấy gì của Bộ Nội Vụ gởi cho dì Sáu nè...“.Tôi cầm mảnh giấy và đọc ngay đang khi cùng đi với anh vào nhà. “Bộ Nội Vụ thong báo, hồ sơ đi Mỹ theo diện con lại củ chị Ch. được chấp thuận, Gia đình chuẩn bị đi phỏng vấn khi nhận được giấy thông báo sau…”. Tôi gọi réo vợ tôi đang nấu ăn ở phía sau nhà: “Anh Năm đem tin vui lên…hồ sơ con lai đã có kết quả rồi..” Vợ tôi từ nhà bếp đi lên chào anh Năm… và xem mảnh giấy. Chúng tôi cả nhà cùng vui mừng hớn hở. Đêm đó tôi lo lắng, sau thời gian dài lên Sài Gòn, không biết thằng nhỏ còn ở chung nhà và  còn đi theo xe của đứa em không? Tôi viết thơ và nhờ anh Năm ghé Trà Vinh nói việc nầy cho ba má tôi biết và thu xếp cho thằng nhỏ lên Sài Gòn ở để chờ ngày đi phỏng vấn.
          Tôi đã trãi qua biết bao nhiêu là cam go để đối phó với thằng bé con lai kể từ khi mang nó lên Sài Gòn để chờ Mỹ phỏng vấn. Thằng bé mù chữ nhưng dể bị kích động với những xì xầm vô cang về chuyến đi của gia đình tôi có kèm theo nó. Bây giờ nó biết mình quan trọng nên đâm ra  đòi hỏi, quậy phá, tiêu xài phung phí.Vợ tôi  bị nó dằn vặt thì thất chí. Ba má tôi cũng khó chịu và bất bình với những hành động ngang ngược và qua đáng của nó. Nhiều người trong khu chung cư bất bình khi thấy tôi chịu đựng qua mức với sự ngang ngược của nó nói với tôi: Anh đi Mỹ để hốt vàng sao mà anh chịu khổ với thằng lai nầy như vậy.Tôi cười trừ vả lả. Họ đâu có biết tôi không còn cách chọn lựa nào khác nữa…!
            Cuối cùng, chiếc máy bay D6 cánh quạt chạy ra lằn băng. Chiếc máy bay cất cánh kkỏi phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi nhìn qua cửa sổ máy bay. Tôi nhìn Sài Gòn lần cuối. Tôi được nhất bổng lên dần. Quê hương chỉ còn lại dưới đám mây mù. Tôi bắt đầu vượt qua khỏi vòng kèm tỏa của chánh quyền Cộng Sản. Tôi mộtkẻ bị ngả ngựa, buông gươm giờ đây ngẩng mặt. Tôi sẽ bức rời khỏi người những rối rấm đầy đau xót, nhưng tôi cũng buồn bã vô cùng khi bức rời khỏi mái ấm gia đình. Hình ảnh ba má tôi nhạt nhòa với hai dòng nước mắt vừa chảy ra trên má.
        Gia đình tôi cùng các gia đình có con lai khác tạm nghĩ ở trại chuyển tiếpThái Lan trong một tuần rôi đượ chuyển đến PRPC, trại tập trung các người tị nạn từ khắp nơi như Mã lai, Indonisia, Hồng Kông, Thái Lan… để học Anh Ngữ trong vòng 6 tháng trước khi được nhập cư đến các nước chấp nhận cho nhập cảnh.
        Trong 6 tháng tại đây gia đình tôi và đa số các gia đình đi Mỹ theo diện con lai phải đối phó với vô vàng sự quậy phá của đám trẻ nầy. Thằng bé nhà tôi cuối cùng nó đã tách rời gia đình tôi để đi Mỹ trước một mình. Gia đình tôi phải ở lại thêm một thời gian vì phải chuyển qua diện khác. Các đứa em tôi ở Úc lo giấy tờ bảo lảnh cho tôi sang Úc. Nếu phải chờ đi theo diện nầy, tôi phải mất thời gian lâu hơn…không biết là bao lâu? Cuối cùng phái đoàn Mỹ tái phỏng vấn tôi đi Mỹ theo diện sĩ quan. Nhờ số giấy tờ và vài hình ảnh cũ còn lại, nhờ sự chứng minh rỏ ràng của tôi qua cuộc phỏng vấn, có cả nhân viên lưu giử hồ sơ ở Tòa Lảnh Sự Mỹ ở Thái Lan cùng ngồi nghe tôi trả lời mấy câu phỏng vấn rất gay go. Họ đã nhận thấy hồ sơ của tôi là đúng sự thật. Gia đình tôi được chuyển qua diện tị nạn chách trị và ở lại thêm 3 tháng nữa để được cấp nhập cảnh vào nước Mỹ.







No comments:

Post a Comment