Đời sống đã ổn định các con tôi có gia
đình. Mỗi đứa tách riêng một căn nhà. Vợ chồng chúng tôi vui mừng đón từng đứa
cháu nội, ngoại ra đời. Đứa con Út thì vào đại học. Tuổi già lại đến. Hai mái đầu
vợ chồng muối bạc mỗi năm càng nhiều. Sức còn…tôi lẻo đẻo theo cơm áo. Tuổi thất
thâp cổ lai hi mà ngày ngày vẫn còn cặm cuội với mưu sinh…. Vợ chồng nhắc nhớ
nhau …: “Thôi cứ nghỉ“Đi Cày” …dành phần
còn lại của cuộc đời để nghỉ ngơi và đi đó đây….cứ chần chừ hoài, đến khi xụm bà
chè…còn đi đâu được”. Nhưng tôi thực
sự bắt đầu dừng lại cũng quá tuổi 72… Khi thực sự không còn đi làm nữa, tôi thấy
ngày tháng như dư ra…Tôi dành khoảng dư nầy cho những dự kiến sẽ có một vài
chuyến đi xa. Chưa thực hiện được, tôi dành thời gian ở nhà chăm sóc khu vườn
sau nhà và ngồi vào bàn lâu hơn để viết cho xong tập hồi ký và tập thơ, coi như
là những dòng cuối chữ nghĩa mà tôi muốn ghi lại cho người thân và con cháu
trong gia đình.Tôi thỏa mản với lòng mong ước của mình và sẽ chờ ngày ra đi ......ngày
nào đó sẽ trở về với cát bụi…?
NHỮNG ĐOẢN VĂN RỜI
MỘT MÌNH
Từ ngày bà xã tui xách gói đi ngủ
riêng tới giờ …tôi cảm thấy mình thoải mái hơn. Chẵng
là vì, khi lớn tuổi lúc trở trời trở gió mình mẩy ê ẫm, xương cốt hết đau khớp
nầy, chạy qua khớp khác. Đêm ngủ chung giường với bà xã nhiều khi lấy tay đấm
chồ nầy, bóp chổ khác trên cơ thể mình, hoặc xoay trở lặn lộn cho đở mõi…Bà xã
tức mình càu nhàu “
Cái ông nầy làm gì mà
rục rịch sáng đêm làm sao người ta ngủ được!”.Tránh lời rên rỉ của bà xã…tôi
cố gắng trân mình chịu đau hoặc trở mình nhè nhẹ. Nhưng làm sao khỏi nhúc nhích
đôi chút được…!Mặc dù tôi đã mua chiếc nệm theo quảng cáo:
Ông
nhúc nhich–bà nằm yên. Bà xã của tôi vẫn phàn nàn vì sự
lăn trở của tôi.Tôi hơi quạu bởi vì mình cố gắng chịu đựng cái thân thể bất
tuân như ý rồi mà còn bị cằn nhằn hoài. Tôi nói: “Tại bà khó ngủ chứ đâu phải tại tôi…hồi nẫm đôi khi ngủ say sưa bà còn ngáy
khò kho.Tui có nói gì bà đâu? Vợ tôi nói: Hồi đó khác,bi giờ nầy khác…!Tôi chịu lép vế nằm làm thinh.
Ban đêm vì không ngủ được tôi cứ ngồi
bật dậy đi tiểu…cái gì quá kỳ cục, cứ đi tiểu vừa xong vào giường nằm một chút
lại muốn mắc tiểu nữa….Bà xã cầu nhàu “Cứ leo lên, bước xuống giường và dội cầu
hoài làm sao ai mà ngủ cho được…!Đi khám bác sĩ đi.Coi chừng bị ung thư tuyến tiền
liệt đó.(Chuyện nầy khỏi lo vì tôi đi khám rồi…tại uống nước nhiều-khi ngủ
hỏng được thường là như vậy…).
Chưa
kể nhiều khi xem một cái phim hay, mình muốn coi cho hết, bã rên rỉ: Làm ơn tắt cái TV cho người ta ngủ...ngày
mai còn phải đi làm.Tôi cụt hứng tắt cái TV.
Còn nữa, tôi hay hứng tình với nàng
thơ. Khi một ý thơ nào đó hay hay hiện ra trong đầu, tôi bậc cái máy vi tính lên
và ngồi hằng giờ để làm thơ hoặc viết truyện… luôn thể đọc mail của bạn bè gởi
cho mình và trả lời, đôi lúc đọc nhiều bài thơ hoặc bài viết hay mình góp ý. Vợ
tôi lại than thở tiếp vì mấy tiếng cộc cạch của bàn phím khi tôi gỏ chữ.
Nhiều lúc bà xã tôi lại tò mò xem tôi làm cái gì
trên máy vi tính mà ngày nào cũng mở máy và ngồi ngâm rất lâu. Vợ tôi nghe câu chuyện
mấy lão niên cứ lên mạng chát chiếc với
mấy em “Cỏ Non” ở Việt Nam…lâu ngày đâm mê mệt và hẹn hò kiếm chuyện về bên đó
mà du dương.
Có một ông sau khi đi về Việt Nam nhiều
chuyến, khi trở lại Mỹ tuyên bố ly dị bà vợ tắm mẵm ở bên nầy. Dĩ nhiên của cải
do vợ chồng gầy dựng bấy lâu bị chia tứ tán. Con cái lớn khuyên cha, nhưng vì
quá mê “Cỏ Non” ở Việt Nam rồi nên nhất quyết không nghe ai hết. Chàng già về xứ
Việt làm đám cưới linh đình và bảo lảnh em sang Mỹ. Bà vợ mất một căn chung cư…
để ông chồng đem con vợ nhí sang hú hí. Buồn quá bà đâm ra điên điên bởi lẻ ông
chồng của bà rất hiền lành, sống mấy chục năm ông luôn là người chồng gương mẫu.Hai
vợ chồng mở tiệm Nail &Tóc, bà bận rộn với việc làm, ông tận tụy giúp bà từ
việc lớn đến việc nhỏ.Hai người chí thú lo làm ăn nên mua được một căn nhà và
sau đó là một dãy chung cư gồm 10 căn hộ.Suốt ngày ông cứ quanh quẩn ở tiệm
giúp bà điều hành công việc.Tối đến ông làm sổ sách. Bà rất thương yêu chồng và
tin chồng hết mực…nhưng ở đời ai đâu có ngờ! Người lù đù “Vát lu mà chạy” ít nói như ông chồng bà lại giở chứng hồi nào mà bà
không biết được.Chừng đổ bể ra sau mấy chuyến về thăm bà mẹ già của ỗng còn ở
Việt Nam…Ông đòi ly dị và chia của.Bà giử căn nhà và cái tiệm, còn ông thì giử
cái chung cư.Bà vô cùng đau khổ vì sự bất ngờ nầy nên đâm ra như người mất trí.
Bà tức khí vì mất ông chồng thương yêu rất mực của bà“ Đồ con “quỉ cái cướp chồng bà còn nhởn nhơ hưởng phần
mồ hôi nước mắt của bà…trước mắt bà!”.
Tôi không đồng tình với mấy việc
như vây.Vợ chồng tay dắt, tay níu con thơ với hai bàn tay trắng sang đây.Vợ chồng
xây dựng gia đình từ con số không.Tính từ thời gian bước đầu đến khi cơ ngơi
khá ổn định, con cái học hành đỗ đạt và có việc làm, đó là công lao lặng lôi thân cò của vợ chồng tôi trên đất
mới nầy.Với tôi…tôi rất trân quý những ân tình của vợ tôi đã khổ cực từ lúc đời
tôi đầy gian nan khi còn trong nước và đã góp tay khó nhọc cùng tôi từng năm
tháng xây dựng tổ ấm nơi xứ người nầy. Ai
mà lại vô cảm-vô tâm phụ rảy ân tình nầy.Tuy nhiên “Ớt nào là ớt không cay- vợ nào là vợ chẳng hay ghen chồng” Với sự nghi
ngờ và có thể cũng để đề phòng trước vì thấy tôi sao cứ tối ngày lên mạng hoài
nhiều lần vợ tôi nhìn vào khung màn ảnh máy vi tính phía sau lưng tôi để dò xét.Tôi
nghĩ chắc mẫm là bà xã tôi nghi ngờ tôi chát
chiếc với ai đó, có bao giờ bà xã
tôi tò mò để xem văn vẽ của tôi đâu!.Chưa bao giờ thơ văn của tôi lọt vào đôi mắt
của nàng…! Mặc tôi mơ mơ, màng màng những chuyện năm xửa năm xưa với nhiều hồi
tưởng qua những dòng thơ tình sướt mướt hay tưởng tượng một câu chuyện tình lâm ly nào
đó để kết thành văn vẻ đậm tình éo le–lâm ly hoặc đổ vỡ.Tôi đoan chắc vợ tôi chẳng
thèm ngó ngàng đến thơ văn của tôi cho dù có đem quyển thơ hay quyển văn của
tôi đặt trước mặt.Nhưng từ ngày bà xã tôi giao lưu với bạn bè trong trang Web
Trung Học Chợ Lách…tôi có bài vỡ tham gia.Bạn bè của vợ tôi đọc bài của tôi
không biết khen thiệt hay chỉ động viên…bà xã cũng dừng mắt đọc thơ văn của tôi cho biết sự tình….Cám ơn
trang Web vì tôi có một đọc giã bất đắc dĩ:VỢ TÔI!…!
Người ta thường nói: Sự thành công của người chồng luôn luôn có bóng dáng của người vợ hổ trợ.
Tôi nói trại ra: “Sự thành công của các
người cầm viết (Văn-Thơ-nhạc-kịch ) phía sau luôn luôn có bóng dáng của các người
vợ thông cảm và chịu đựng”. Trong một cuộc phỏng vấn, vợ của nhạc sĩ Anh Bằng
có nói: Ổng đi đâu thì đi và làm cái gì
thì làm…khi về nhà ổng là của tôi là được rồi…”.Riêng bà xã tôi thì nói: Ông làm cái gì thì làm…nếu lựng bựng gì đó với
ai… hể tôi biết được là tôi cho ông đi tàu suốt.Hồi trẻ mình rơi có người hứng
lấy còn bây giờ già khú đế rồi ai mà lượm…!Lời
phán hơi nặng ký như vậy…có ngán không quý bạn…? Tôi ngán lắm đó…cho nên néu lỡ
ăn vụn thì chùi miệng liền hà!
Từ lâu tôi có thói quen …khi đang say sưa với những dòng thơ hoặc lời văn
đang hiện ra trong đầu rồi gỏ những dòng chữ hiện ra trên màn ảnh mà bị ai đó dòm
ngó là tôi mất hứng và bị khựng lại…Một hôm không dằn được cơn bực bội .Tôi nói
với vợ tôi: “Từ nay tôi muốn bà để tôi
yên khi ngồi vào bàn máy vi tính làm việc nghe...! Bà xã giận bỏ đi một nước
và nói: Ừ tôi đi ngủ riêng…để ông thanh
thơi muốn làm gì thì làm…! Và vợ tôi thu dọn ra phòng riêng từ hôm đó.
Chúng tôi ngủ cách ly nhưng sinh hoạt
gia đình cũng đều hòa. Mấy đứa con biết lý do má tụi nó ra riêng không phải vì
chúng tôi giận hờn nhau mà vì lý do tôi lớn tuổi khó ngủ cứ cựa quậy lung tung
làm má tụi nó ngủ hỏng được…!
Mấy
ngày đầu ngủ một mình, tôi thấy thiếu thiếu hơi hướm ba xã…vì mấy chục năm ngủ
chung giường với nhau rồi chớ bộ …!“Thia thia quen chậu-Vợ
chồng quen hơi” mà. Nhiều đêm giật mình mở mắt nhìn bên cạnh, thiếu bà xã
cũng thấy lạnh lẻo cõi lòng “Ghe lui còn
để dấu dằm-Người thương đi vắng dấu nằm còn đây”.
Mấy lúc sau nầy bà xã tôi hay đi chùa
nghe các thầy thuyết pháp. Hồi trước ăn chay một tháng 4 ngày…dần dà ăn gần suốt
tháng. Bà xã tôi khoe:Từ ngày ăn chay đến
giờ thấy trong người được khoẻ hơn: đường, mỡ, trong máu giãm, ấp xuất huyết
giãm.Thế là vợ tôi gần như trường chay. Phòng của vợ tôi gần như là tịnh thất…
Vợ tôi ăn chay, đọc kinh, đi chùa và ngủ chay. Dỉ
nhiên tôi cũng đành ngủ chay dài
dài…!Tôi tập ăn chay để giãm nhiệt cơ thể cũng chưa đến nỗi xò của tôi…hơi ngặt chứ bộ…!Nhưng lâu dần
cũng quen!
Một mình trong căn phòng rộng, trên
chiếc giường King-size(Giường lớn dành cho vợ chồng ngủ chung) tôi thoải mái tự
tung tự tác: Đấm
lưng, đấm
bóp chân tay thả ga, đôi lúc ngồi lên nhấm mắt tọa thiền hoặc uốn éo cho phẻ
gân cốt ...không sợ ai rầy rà. Nhiều phim hay cứ thoải mái xem cho tới hết…Bật
máy vi tính cộc cạch thỏa thích để làm thơ tình, viết truyện yêu đương… Khi ngồi
vào bàn cầu ...đọc báo, đọc thơ cũng không ai hối thúc.(Cái thú đọc mọi văn tự
mà tôi vớ được khi vào nhà vệ sinh là một thói quen của tôi khó mà bỏ được). Kể ra Một Mình đâu phải cô đơn...!
Sự Huyền Diệu Của Đời Sống
Năm 30
tuổi cưới vợ, đến hết năm 31 tôi có đứa con đầu lòng. Lần đầu tiên đưa bàn tay úp
lên bụng vợ, cái thai nhúc nhích, có khi độn gò làm cái bụng của bà xã méo xẹo.
Vợ tôi nhăn mặt chịu đau, nhưng vẫn cười.Tôi thương nỗi đau của vợ và vui sướng
khi biết có một mầm sống từ bên trong. Tôi hồi hợp, xao xuyến và nghĩ ngợi… từ đây
mình sắp làm cha. Tôi hình dung cái ngày con ra đời, sự đau xé mà vợ tôi phải ém
hơi để đẩy đứa con ra khỏi lòng. Tôi không biết lúc đó tôi như thế nào khi nhìn
mặt đứa con mới chào đời. Từ sự phối hợp chăn gối của hai người, cái thai tượng
hình. Chín tháng 10 ngày trong bụng, đứa con sống bằng nguồn dinh dưởng và dưởng
khí của mẹ, rồi con được sinh ra. Một sự huyền dịu mà Thượng Đế đã an bày cho
nhân loại, muôn loài qua di truyền tiếp nối. Trong vạn vật trên thế gian nầy đều
có giống cái, giống đực. Cả hai di truyền thể đực, cái giao phối rồi sinh ra thế
hệ mới. Sự sống và sự hủy diệt của muôn loài theo chu kỳ, có khi dài, có khi ngắn.
Tôi nghĩ Trái Đất ta đang ở cũng có sự sống. Trái đất từ đâu mà có và sự phối hợp
nào để có trái đất? chắc rằng có một ngày nào đó trái đất cũng sẽ già đủ để mà
chết…Sự chết của trái đất như thế nào? Khi trái đất chết thì
tất cả sự sống trên trái đất đều bị hủy diệt. Đó là một huyền diệu mà chưa ai có
thể tiên đoán được.
Cảm vị mùa Xuân xưa
Tôi mường
tượng những ngày Xuân năm xưa qua trí nhớ. Mùa Xuân của một thời tuổi trẻ đã
qua với mái tóc hớt cua, một cái quần cụt, một cái sơ mi ngắn tay và một đôi guốc
gổ mới. Cái không khí mùa Xuân lúc đó sao mà vui vẻ quá chừng. Hương vị mùa
Xuân sao mà ngây ngất quá chừng…
Trước ngày Tết cả hơn tuần lể
má lo ngâm bột, phơi lá chuẩn bị gói bánh tét, bánh ích.
Tôi quanh quẩn giúp má trong từng
công việc để hoàn thành những chiếc bánh luộc xong đem treo trên dàn bếp. Những
đôi bánh tét nống hổi còn bốc khói hòa lẩn mùi lá chuối bị luột trở màu nâu đậm
thơm thơm…
Gần ngày 30, tôi phụ má đánh bột
để làm bánh bông lang. Hồi đó không có máy đánh trứng, đánh bột như bây giờ.Trứng
được đổ vào cái diệm to (giống như cái thao nhôm nhưng làm bằng đất nung), rồi dung
một loại dụng cụ đánh bột thô sơ, đó là cái thanh gổ tròn có đôi cánh quạt phía
dưới.Thanh gổ được kiềm giử bởi cái khung , đặt trên cái diệm. Hai chân kềm giử
cái diệm. Hai tay kéo tới, kéo lui sợi dây quấn quanh thân gổ đôi vòng làm cánh
quạt xuây trở, đánh vào những quả lồng trứng. Đánh cho tới khi trứng nổi phồng.
Đổ bột vào rồi đánh tiếp. Công việc nầy lúc tôi chưa làm được má tự làm lấy. Đến
khi đủ sức, tôi phụ giúp má công đoạn nầy. Đó là công việc khá mệt với mồ hôi đổ
ra dầm dề. Đổi lấy cái mệt nầy, khi ngồi bên má để xem má nướng bánh bông lang.
Tôi chờ những mẫu bánh hơi quá lửa. Má để sang một bên.Tôi vồ lầy cái bánh nống
hổivới mùi thơm phức. Đưa vào miệng nhai cái bánh nống hổi, deo dẻo, thơm thơm…
thật khoái khẩu vô cùng….
Ngày 30
Tết cả nhà quần tựu. Má kêu tụi tôi đi tắm rửa và mặc đồ mới. Má dặn năm mới phải
vui cười, thân aí để trọn năm được an lành, thân thiện.
Đêm 30 má bày sẵn một bàn thờ cúng trời
đất bên ngoài trước cửa cái. Ba chuẩn bị một dây pháo dài.
Giao thừa đến ba má đánh thức anh em
chúng tôi cùng ra bàn thờ cúng vái trời đất.
Năm mới về. Đúng 12 giờ khuya.Ngôi
chùa bên kia sông đánh trống chiêng inh ỏi. Ba châm ngòi dây pháo nổ giòn tan. Anh
em tụi tôi chạy ra sân nhặt những thanh
pháo lép. Cả xóm chợ pháo nổ vang lừng. Xác pháo đỏ vung vãi ngoài sân. Khói
lan tỏa cả một hai khu phố hai bên nhà lồng chợ.
Mùa Xuân về với mùi hương trầm
nhang khói, với mùi pháo nổ vang vang, với hương vị bánh Tết, với hạt dưa đỏ
môi. Với phong bao đỏ lì xì, với bài cào, bầu cua cá cọp.
Suốt một thời gian dài tha hương.Tôi cảm
nhớ hương vị mùa Xuân quê nhà như vậy. Tôi mong ước có ngày về mái nhà xưa. Tôi
háo hức cho ngày quay về chốn cũ để tìm lại dư hương. Nhưng lúc quay về …Tất cả
đã trôi mất. Căn nhà ba má bây giờ trống vắng, quạnh hiu. Ba má đã qua đời. Anh
em tôi bị phân tán tứ phương. Đêm Giao thừa trôi qua lặng lẻ.Chỉ nghe tiếng con
tắc kè kêu đâu đó ở một góc nhà.Tôi thờ thẩn nhìn từng nơi trong căn nhà cũ trong
đêm trừ tịch. Tôi đốt nhúm nhang đứng trước bàn thờ ông bà nội và ba má. Nước mắt tôi ứa trào. Bây giờ tôi đang nuốt
mùi mặn của nước mắt. Nước mắt chảy ra, ẩn chứa biết bao thăng trằm cơ khổ của
cuộc đời tôi đã trôi qua mấy chục năm…! Hơn 40 năm rồi đó…!
Cảm giác bềnh bồng
Mùa Đông đến. Khi tôi ngồi uống tách cà phê sáng
ngoài hiên sau nhà, nhìn bầu trời như thấp xuống với những đám mây phù thủy vạn
hình không rỏ nét. Những cành cây khô trong mù sương đứng trơ trơ, trân mình
trong cơn lạnh. Tôi mường tượng một điều gì đó rất xa xăm. Tôi hơi hụt hẩn
trong mỗi lần mò về quá khứ.
Bên nhà hàng xóm có tiếng vọng âm thanh của bài hát “Bài Thánh Ca VôCùng”.
Tôi chợt nghĩ “Mùa Noel” sắp về…Và nhớ về mùa Noel năm xưa…
Trước đây còn đi làm ở một cửa hàng
bách hóa. Cứ gần đến Noel là họ mắc dây đèn, trưng bày cây Noel và hàng hóa cho
mùa lể gần cả tháng trước. Các món hàng được hứa hẹn là on sale trong ngày 24
tháng 12 và sau ngày 25 tháng 12. Ngày Lể coi như hiện diện ở tôi với chiếc mũ đỏ
của ông già Noel để làm dậy lên cái không khí mua bán nhộn nhịp của cái thương
hiệu Super Walmart.Từ ngày nghĩ việc về hưu, tôi chỉ lặng lẻ nơi căn nhà, ít muốn
giao lưu với ai. Mỗi sáng ngồi uống café một mình. Mỗi ngày lên máy computer để
xem tin tức, lướt qua Facebook và viết một vài câu thơ hoặc viết tiếp cái truyện
còn dang dở.
Mỗi ngày tôi bềnh bồng với những mớ hoài ức khi nhìn ra ngoài trời mây. Mây
cũng bềnh bồng theo từng ý nghĩ chập chùn gợi nhớ...
Khi ngồi trước khung máy. Tôi bềnh bồng với hình ảnh, chữ nghĩa. Tôi bềnh
bồng với những nghĩ suy. Tôi theo với những dòng chữ. Tôi theo với ngón tay đưa
đẩy con mouse. Tôi theo với cái kéo mủi tên lấp thêm mớ chữ vào bài viết. Ở đó là quá khứ.
Ở đó, là hình ảnh của một thời rất xa xưa. Ở đó, là từng chập mây khói bay qua
trong cảm giác và hiện rỏ qua dòng chữ. Có khi tôi chợt khóc. Có khi tôi chợt
vui. Có khi tôi xao xuyến. Có khi tôi rạo rực. Có khi tôi ngộp thở...Tôi miên
mang với từng ngón tay trên phím chữ. Ký ức dội về trong “Dòng Trôi Cuộc Đời”…Bản
thảo viết về cuộc đời của tôi.
Rồi đây. Có một ngày, tôi sẽ ngưng tay. Rồi đây. Có một ngày, tôi sẽ hết
còn suy nghĩ.Tôi thả thân nằm xuống, xuôi bỏ cuộc đời..! Lúc nầy hồn tôi sẽ bềnh
bồng vào cõi hư vô. Hiện tại và quá khứ sẽ chỉ còn ở lại với những dòng chữ bềnh
bồng…Không biết có đáng giá gì không? Nhưng ít ra tôi biết, tôi đã làm một điều
mà tôi rất thích.Chỉ có vậy thôi…!
BÓNG NHỚ
Anh Hai thường than thở: “Sao cứ mỗi khi Tết về là nhớ nhà quá chừng. Nhà
ở đây là chốn quê hương ở Việt Nam. Một nơi mà anh Hai đã bỏ đi gần hơn 40 năm rồi. Hồi đó thời gian sao mà nó
dài quá chừng. Năm năm học trường Quận. Năm năm lên trường Tỉnh. Mấy năm trên Sài
Gòn. Anh thấy sao mà nhiều kỷ niệm quá…hình như đầy ấp theo những ngày tháng đó.
Anh nhớ bạn bè, anh nhớ mái trường, lớp học. Anh nhớ từng con phố, ngỏ hẻm. Anh
nhớ biết bao nhiêu chiều thứ Bảy, Chúa Nhật dạo phố Sài Gòn. Anh nhớ hương vị bò
bía, nước mía Viển Đông…Anh nhớ chiều công viên ghế đá với tiếng thầm thì của
người yêu… Anh nhớ từng cánh đồng và những
con sông. Anh nhớ từng ngọn cỏ, cọng rau. Anh thèm những món ăn rất đạm bạc như
cá kho tộ, tô canh chua tép với rau nhiếp, mò om. Anh nhớ tô bún nước lèo ngoài
đầu chợ Tỉnh. Anh nhớ trái ổi, trái bần ở dưới quê…Anh nhớ từng khuôn mặt trong
mái ấm gia đình…Anh nhớ đủ thứ hết. Mỗi lần nhớ là hình bóng những thứ đó cứ lởn
vởn trong đầu óc, anh muốn bay về Việt Nam cho thật nhanh…
Rồi một lần anh Hai có dịp về lại Việt
Nam. Máy bay quần một vòng từ độ thấp. Anh ngó Sài Gòn ở phía dưới, xe cộ chạy
như những đàn kiến bò trên đường. Những ngôi nhà cao, thấp xen lẩn trong ánh nắng
ban mai hồng hào. Chiếc máy bay đáp lướt trên đường băng. Anh nhìn bên ngoài còn
những dãy rào thép gai và những hầm hố công sự của một thời chiến tranh vẫn còn
đó. Bước ra khỏi cánh cửa máy bay.Trời nóng hừng hực. Anh bắt đầu lột áo bớt
ra…cho đến khi chỉ còn cái áo ngắn tay mà sao vẫn còn thấy nóng oi cả người. Qua
các cửa ải, anh bắt gặp nhiều gương mặt nhìn anh không mấy gì thân thiện. Gặp lại
người thân. Anh có được mấy cái ôm thân thiết và nụ cười đầy nước mắt của những
người nhà làm anh thấy ấm áp và xúc động vô cùng!
Chiếc xe 12 chổ ngồi mà người nhà mướn
từ dưới tỉnh lên rước anh về, chạy trên đường như dồn đống xe hơi, xe gắn máy,
cùng khói bụi mịt mù. Anh nghĩ “Chắc như
vầy thì làm sao mà anh dám lái xe một mình đi trên các con đường nầy”. Đi
qua các đường phố, anh cố nhìn cho kỷ, nhưng chẵng biết đâu là các con phố quen
ngày xưa. Anh cứ hỏi hết đường nầy đến đường khác. Thằng em của anh chỉ trỏ và
nhắc các tên đường…nhưng anh không còn thấy bóng dáng nào của những con đường
thân quen thuở xưa…
Về tới quê, nơi căn nhà của ba má anh thuở xưa
thì vẫn còn nguyên như cũ, mọi thứ có hơi thay đổi đôi chút nhưng tuyệt nhiên nếu
nhấm mắt lại anh cũng sẽ đi từ trước ra tới sau bếp…đều nầy làm anh xúc động đến
rưng rưng hai giọt nước mắt…
Đứa em dâu nấu buổi cơm với mấy món mà thiếm
biết anh rất thích thuở hơn 40 năm trước. Cơm nóng, canh nóng cộng với cái nóng
của căn nhà. Anh vừa ăn vừa lau mồ hôi. Đứa em trai hỏi: Uống chút rượu nghe anh …Anh lắc đầu nói: Nóng
thấy mồ uống gì zdô…
Suốt hơn gần 3 tuần lể trôi qua, anh Hai có dịp đi đây đi đó. Ở mọi nơi
chốn đều đổi thay, không còn như anh tưởng. Anh ăn uống nhiều thứ…nhưng… thấy
sao mà không ngon như lúc trước. Cả tô bún nước lèo thịt heo quay mà anh thích
nhất cũng vậy…Anh nghĩ chắc tại ở bểnh mình ăn đầy đủ quá rồi đâm ngán …?
Ra Giêng, vào ngày đám giổ ba của anh. Bà con nội ngoại, chòm xóm tới nhà
nhộn nhịp. Các bà mỗi người một việc cùng xắng tay nấu nướng ở sau nhà bếp. Cái
không khí nồng ấm và hình bóng xưa cứ chạy suốt trong tâm tưởng. Anh hai ngồi
nhớ một hồi rất lâu…Anh lấy tay quẹt nước mắt…
Ngày
trở lại Mỹ. Chiếc máy bay đáp xuống phi trường. Anh ra khỏi khoang máy bay, bước
vào nhà ga với không khí mát rượi. Anh Mỹ đen rà cái pass board xong, ngước lên
mỉm cười và nói: Well come back USA…
Chiếc xe hơi thân quen của đứa con ra rước anh chạy trên xa lộ. Anh cảm
thấy thoải mái và an toàn vô cùng. Anh Hai hơi đói bụng.Thằng con chở anh đến
quán phở quen. Anh ăn ngon lành tô phở gần như cạn nước…
Đêm mới về lại căn nhà ở bên nầy, anh bị mất ngủ vì trái giờ, quen giấc
gần hơn cả tháng ở Việt Nam. Anh nằm gát tay lên trán mơ màng…Anh chợt thấy một
điều gì đó… hình như là …BÓNG NHỚ vừa hiện ra trong tâm hồn mình…!
CUỐI NĂM XỨ NGƯỜI
Do hiện tượng thời tiết, cả gần hơn tháng
nay trời cứ mưa liên tục. Mưa không lớn. Mưa rỉ rả. Gió lạnh lùa ngang cây trơ
cành bên ngoài. Bầu trời một màu xám mờ. Trời không băng giá, nhưng những cây
loại nhiệt đới được đặt bên trong mái hiên nhà sau thì ủ rủ gần như trân mình,
bầm lá, mặc dù được che bởi những mảnh nilong.
Buổi sáng ngồi
uống cà phê, nhìn cây mai tứ quí nhú mầm nụ hoa. Tháng cuối năm âm lịch sắp hết.
Ừ cuối năm rồi! Cuối năm của một khoảng đời gần hết. Cuối năm chập choạng với
những ngày lặng lẻ. Cuối năm với cơn mưa lạnh nơi xứ người. Cuối năm tôi co ro
như những cành cây nhiệt đới. Cuối năm chẵng có niềm vui nào trổi dậy trong hồn.
Cuối năm lẩn thẩn với mớ nghĩ suy quanh quẩn rồi than thở một mình. Cuối năm xứ người sao buồn quá…!
LẨN THẨN 30
Vợ tôi nói: Năm nay tháng 12
thiếu, không có ngày 30 đâu nghe ông! Có đi đâu chơi nhớ về nhà để cúng cơm mời
tổ tiên, ông bà, cha mẹ vào buổi trưa … Em chuẩn bị mâm ngủ quả để cúng mừng
vui năm mới. Anh nhớ mua phong pháo đốt lúc Giao Thừa để xóa đẩy hết những đều
không tốt của năm cũ. Nhớ là ngày 29 đó nghe! Tôi ừ ừ ...đàn bà có khác…! Cái gì
mà phải nhắc nhở ....năm nào cũng vậy mà….! Nhưng tôi chợt nhớ lời bà xã … năm
nay không có ngày 30 đó nghe. Ừ…Ừ… không khéo lại quên mất…Tôi thẩn thờ nhớ: Đêm 30
xưa nơi quê nhà trong thời thơ ấu bên mái gia đình êm ấm. Đêm 30 lê bước trên
phố khuya với lòng trỉu nặng tình buồn. Đêm 30 nơi trại lính trong thời chiến tranh với
rượu nát tàn canh. Đêm 30 nơi “Trại Cải Tạo” sau ngày 30 tháng Tư với nỗi buồn cho
một ngày mai vô định! Đêm 30 nơi đất
khách với cảm giác buồn nhớ quê hương. Một nửa cuộc đời nơi quê nhà với bao
thăng trằm cay đắng. Một nửa cuộc đời
bình lặng nơi đất khách quê người với bao nỗi trằn trọc, thao thức về đất nước
quê nhà…Thoáng chốc đã hơn 70 năm làm người!
Năm nay đón Giao Thừa nhầm
ngày 29…Tôi chợt thấy thiêu thiếu một cái gì đó…vì không có ngày 30 “Em đến thăm anh đêm 30…còn đêm nào buồn hơn
đêm 30…Anh nói với người phu quét đường…Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu
em”.
Hoa ơi! Đừng kết trái
Khi mới dọn nhà về, phía sau là một khoảng
đất trống.Vợ chồng chúng tôi phát họa một sân sau với vườn rau, cây trái.Vài năm
sau, phía sau nhà có vườn rau và cây ăn trái, căn bản là các loại rau ăn hằng
ngày: Rau râm, rau húng cây, rau húng lủi, rau dấp cá….Cây ăn trái như chanh,
quit, cam, hồng, táo…Thấy đất còn trống
chổ nào là tôi tha cây về trồng thêm.Vợ tôi cằn nhằn: “Ông trồng nhiều cây ăn trái, ráng thu dọn lá
và mấy trái cây rớt…em lo không kham đâu a..?”. Nói là nói vậy nhưng tới mùa , cây nở hoa, kết trái thì vợ chồng tôi
ra vườn sau đi nhìn từng nhánh, từng đóa hoa, chờ cho tới ngày cây đơm trái…nhìn
những đọt rau thơm. Chúng tôi hái từng loại trái cây cùng ăn, cùng khen ngon ngọt…Chúng
tôi có những cọng rau thơm cho một buổi cả nhà ăn bánh xèo…
Cách đây mấy tuần vợ tôi trở bịnh, lúc tôi còn
ở Việt Nam và sắp tới ngày trở về.Tôi biết căn bịnh của vợ tôi trở lại lần nầy
khá nghiêm trọng. Tuy nhiên chỉ còn đôi ba ngày nữa, tôi e khó đổi vé bay, nên
nán lại…Chỉ việc nầy thôi làm vợ tôi giận hờn và trách cứ…!
Bây giờ vợ tôi phải điều trị lại và phải có sự
châm sóc đặc biệt. Con gái tôi nói: “Thôi! Để má về ở với con, con sẽ xin nghĩ
vài tháng để lo săn sóc và nấu ăn cho má. Nhà con thích hợp hơn. Khi má khoẻ lại
sẽ về nhà ba…”
Mấy mươi năm chung sống. Mấy mươi năm
gầy dựng gia đình, nuôi dạy con cái thành người lớn khôn và thành đạt nơi xứ người.
Cho dù đời sống chung đụng vợ chồng sao tránh khỏi va chạm, nhưng rồi mọi chuyện
cũng qua…Cái nghĩa tình mấy chục năm gắn bó, làm sao mà dể bức rời.! Đến tuổi hưu, đáng lẻ chúng tôi cùng sống khoẻ
mạnh bên nhau để hưởng những ngày còn lại của cuộc đời, cùng chia sẻ vui buồn
trong cái quỷ thời gian còn lại không bao nhiêu. Cơn bịnh lần nầy sẽ làm sự sống
của vợ tôi đau đớn và bất ổn…Sự kiện nầy làm tôi tan nát cõi lòng và ân hận.
Hôm nay
ra vườn sau. Trời vào Xuân đã lâu. Các loại rau nức đất, trổi mình sau mùa lạnh
giá, các loại cây ăn trái với chồi non xanh, hoa kết nụ…. Cây cam, cây quít, cây
táo… hoa rụng cánh sắp kết trái. …Tôi đi thơ thẩn trong nỗi buồn buồn ray rức.
Nhìn lên các cành cây, tôi nói thầm: Hoa ơi! đừng kết trái, năm nầy vắng người vợ hiền…Mùa nầy đâu có ai cùng chia sớt niềm vui…!!!
Mùa nầy hoa nở…thôi thành trái
Lòng ta rụng nát những niềm đau
Em ơi! Vườn vắng em rồi đó
Hoa trái mùa nầy. Thôi…!Tàn mau!
SAU NGÀY 30 THÁNG TƯ
Tôi có
người anh bà con, ba anh đi kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông hy sinh lúc Hiệp
định Geneve vừa ký xong…1954 anh bị đưa ra Bắc lúc anh mới 12 tuổi. Anh thực sự
nghĩ cái chết của ba anh bởi lòng yêu nước c ũng nh ư bao nhi êu ng ư ời tham
gia kh áng chi ến th ời đ ó. Mấy chục năm ra Bắc, anh bị nhồi nhét lý tưởng Cộng
Sản. Họ chèn ép nhân dân và thanh niên miền Bắc vào khung hận thù miền Nam và Đế
Quốc Mỹ.Thật sự chủ nghĩa Tự Do của miền Nam và Đế Quốc Mỹ anh chưa bao giờ biết
rỏ. Anh bị bưng bít sự thật và chỉ biết qua tuyên truyền là nhân dân miền Nam sống
trong áp bức, đói rách, bần cùng…
Tôi được
11 tuổi, sống và lớn lên trong miền Nam. Tôi được đào tạo trong cái nôi Tự Do -
Dân Chủ.Thực sự tôi không biết cái giá trị nầy ở mức độ cần thiết là bao nhiêu.Từ
lúc nhỏ tôi nghe tuyên truyền chủ nghĩa Công sản là tam vô, là đôc ác, là bần cùng
hóa nhân dân.Thực sự tôi không hiểu cái mức độ độc ác của Cộng sản là tới mức nào.
Tôi rất mơ hồ khi ngồi trên băng ghế nhà trường, khi vào quân ngũ, cả khi buông
súng đầu hàng khi nghe Tổng Thống Dương Văn Minh, Tư lệnh tối cao của quân đội
hạ lệnh đầu hàng. Tôi và bạn bè đồng ngũ chỉ tức tối vì nghĩ rằng mình đâu dể bị
thua bộ đội miền Bắc! Và thêm nữa…Cả miền Nam chắc cũng ngớ như tôi (Chỉ những
người Bắc di cư 1954 là hiểu về Cộng Sản qua các cuộc đấu tố và cải cách ruộng
đất lúc đó…)
Sau 30 tháng Tư năm 1975 người anh từ miền Bắc
về Nam.Việc đầu tiên là anh quá ngỡ ngàn trước một Sài Gòn diểm lệ. Việc thứ
hai là căn nhà của má anh là một căn nhà gạch mà anh phải thốt lên: Căn nhà thế nầy phải là cấp bộ Trưởng mới có
được…rồi ngày tháng năm kế tiếp…tất cả đã làm anh từ băn khoăn và rồi đến lúc
nói với tôi: Bọn mầy để miền Nam bị mất
thật uổn…Bây giờ làm sao lấy lại được…?!
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, Dương Thu Hương
ngồi bên lề đường úp mặt khóc vì một Sài
Gòn phồn thịnh mà bị mất vào tay ‘Ăn Cướp”…
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 hàng hóa,vật liệu,
lúa gạo miền Nam chở ra tiếp tế cho miền Bắc. Thanh niên nam nữ miền Bắc mơ vào
Sài Gòn như mơ đi nước ngoài …
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 nhóm chóp bu lảnh
đạo chia nhau làm giàu. Một loại Tư Bản Đỏ mà trong nước gọi là Nhóm Quyền Lợi...sắp
bán đứng quê hương cho Tàu….!
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975
người dân cả nước mất hết Tự Do-Dân Chủ-Nhân quyền…!
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975…mới
đây nhất một nhà sữ học nổi tiếng trong nước nói đại ý như vầy: “Chế độ Cộng Sản
là không tưởng…có đâu mà tiến tới”
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975:
AI THẮNG AI….?
Sau gần
mấy mươi năm anh em có dịp gặp lại. Anh nói với tôi: “Tao đã bị lừa mấy chục năm khi
còn ở ngoài Bắc. Tao bị phản bội sau ngày 30 tháng Tư chính những đồng chí của
tao…!.Tôi nói với anh: “Trước đây tôi cầm súng chống Cộng Sản mà
chưa biết Cộng Sản thế nào...! Sau ngày 30 tháng Tư, tôi còn mơ hồ về họ..! Lúc
tôi biết họ là ai thì đã muộn…Tôi đã bị đánh mât quê hương và bị sống xa tổ
quốc…!
Tôi
và anh ai buồn hơn ai?
Hình Như…
Trong thời chiến tranh, anh luôn đối
diện với biết bao hiễm nguy của chiến trường. Anh đã chứng kiến biết bao nhiêu
đồng đội ngã xuống, biết bao nhiêu đối phương phơi xác trong các hố hầm, biết
bao người dân chết oan uổn giữa hai lằn đạn. Anh đã mất đi cái thăng bằng trong
cách sống. Anh thiếu vắng thời gian để có cái dịu dàng ấu yếm trong tình yêu,
trừ hai mối tình trong tuổi còn học trò. Bây giờ anh sống vội vả với những ngày
nghĩ phép hoặc những buổi không đi hành quân. Tình yêu tinh khiết dường như
không còn ở lại với anh. Anh đến với những cuộc gặp gở bất ngờ. Anh vồ dập với
những cơn luyến ái trong hơi men. Lời nói yêu đương chỉ là cái lý giải để anh
chiếm đoạt người tình hơn là là sự rung động thật sự của con tim. Từ đó anh vô
tình đã để lại bao nhiêu hậu quả cho những người con gái đến với anh: “Nước mắt, sự đau khổ, có cả những hệ lụy trong
tai nạn ái ân vội vã đó.” Chiến tranh đã đẩy cuộc đời trai trẻ của anh vào
cơn lốc xoấy của cơn lửa táp, đạn vèo. Anh như bị đánh mất bản chất con người của
anh trong cơn biến động đó.
Đến một
lúc rồi anh cũng phải có vợ. Cưới vợ như là một định kiến của gia đình, thân tộc
và định vị lứa đôi của cuộc sống đời thường.
Thời gian trôi nhanh…Anh nhìn về phía trước một
đoạn đường lấp ló buổi chiều tàn. Đôi lúc anh quay đầu nhìn về quá khứ. Một thời gian dài hơn
40 làm vợ chồng đã trôi qua trong bao gian truân khốn khó...Bây giờ hai người
đã già, không còn đi làm nữa. Con cái đã có gia đình và có cơ ngơi ổn định. Hai
bóng già lặng lẻ sống bên nhau trong gia đình càng lúc càng tróng vắng…. Không
biết có phải vì biến thái của tuổi già hay vì tính khí khác biệt của mỗi người
mà sự va chạm có dịp khoấy lên..? Có một cái lực vô hình nào đó đẩy mỗi người mỗi
ngày một xa. Cái xa không phải là khoảng cách mà xa trong tình cảm …?
Nhiều
lúc ngồi một mình, anh nhìn lên khoảng trời mịt mù sương khói, cánh chim nào đó
bay trong trời giá lạnh, về một hướng rất xa xăm…. Quỷ thời gian của đời sống
không còn bao nhiêu nữa là hết. Anh chợt thấy buồn buồn cho cuộc đời mình…Anh
như cánh chim kia cứ bay đi thầm lặng đến cuối chân trời, trong một khoảng riêng
buồn…Có một nỗi hụt hẩn rất lớn trong tâm hồn… hình như tình yêu thực sự đã mất
trong anh tự bao giờ…!?
TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG
Tôi mơ ước lúc về hưu sẽ
cùng vợ đi đó đây để hưởng tuổi già….nhưng không được vì vợ tôi bị bịnh, kế đến
là tôi cũng bị bịnh(đột quỵ nhẹ) PHẢi ChỊU NGỒI NHÀ NHỜ CON CÁI GIÚP ĐỞ….Phải đành
thôi…mọi việc đều do sự bất thường(Định mệnh)trong cái vô thường của cuôc sống.
Khi tôi bị bịnh…mặc dầu
không khỏe lắm,nhưng vợ tôi cũng lo lắng và châm sóc tôi . Bây giờ mới thấy
tình nghĩa vợ chồng thật là cao quý biết bao.Vợ tôi thường lo cơm nước và tâm sự vụn
văt với tôi.Có vợ tôi bên cạnh nên tôi bớt buồn tẻ và có thêm nghị lực đễ lướt
qua ngày tháng chờ phục hồi.Vợ tôi nói”Anh còn sẽ phục hồi…còn em không biết đến
bao giờ…Ôi ! buồn cho tình cảnh của vợ tôi.Tôi rất xúc động, nhưng đành câm nín
nén trong lòng,tôi nói với vợ tôi “ với tiến bộ của y khoa em sẽ khỏi bịnh mà”.Tình
vợ chồng mấy chục năm gắn bó làm tôi thương cảm và an ủi vợ tôi như vậy. “ cầu
ơn trên cứu hộ cho vợ tôi thoát được căn bịnh nầy,
Trong cuộc sống…
thường khi,vì mãi mê với công việc,vui chơi với bạn bè,mình quên đi hình bóng và
những chuyện nhỏ nhặt trong nhà của người
vợ.Mặc dù ở xứ người ngoài việc phụ giúp,kề vai cùng chồng trong công ăn, việc
làm, người vợ vẫn lo công việc trong nhà …Bình thường mình không để ý…nhưng lúc
thiếu vắng người vợ trong nhà thì mọi việc như rối bung lên…nhất là lúc về già,bịnh
hoạn….chỉ còn lại là người vợ lo châm sóc cho mình…Bạn bè không còn ai trực tiếp
lo cho mình…Tốt lắm chỉ gọi phône để hỏi thăm,nhắn tin trên Fb hoặc thỉnh thoảng
đến thăm vài phút….Từng buổi cơm, từng giây phút trong nhà chỉ còn lại người vợ
luôn luôn chia sẻ với mình,lúc ấy mình mới cảm thấy thương vợ vô cùng….!Tôi xin
ghi nhận cảm xúc của tôi qua bài thơ sau đây để tỏ lòng với vợ hiền và bậu bạn
thâm mến.HTH
QUEN MÙI
Tặng vợ hiền
EM KHO NỒI CÁ
BỎ VÔ DẠ, VÔ TÂM
ANH NHAI, ANH ĂN…
NUỐT VÔ MIỆNG THẤM MẤY CHỤC NĂM VỢ CHỒNG
QUEN MÙI, QUEN VỊ, QUEN TÌNH
TỰ DƯNG CHÓNG ĐỦA…THƯƠNG MÌNH…MÌNH ƠI!
MẤY CHỤC NĂM QUEN RỒI
DÙ CAO LƯƠNG MỶ VỊ …AI MỜI CŨNG THUA
HÔM NAY 10/15/2019…ĐÚNG 5 NĂM EM RA ĐI…ANH VẪN CÒN NHỚ EM…NHÌN CĂN
NHÀ…CHỒNG VỢ TẠO DỰNG…NHÌN QUANH QUẨN TRONG NHÀ BAO NHIÊU DI VẬT CÒN NGUYÊN…TỪNG
NGĂN TREO TỦ ÁO…TỪNG ĐÔI ĐỦA. CHÉN BÁT. NỒI SOANG…CẢ ĐẾN NHỮNG HỦ TIÊU ỚT, NƯỚC
MẮN NƯỚC, TƯƠNG EM MUA SẮM…VẪN CÒN CHƯA HẾT…MÀ EM THÌ BIỀN BIỆT..THÂN XÁC ĐÃ
THÀNH TRO…
LÝ
CHIM CHIỀU
“Chiều
chiều chim vịt kêu chiều
Băng
khuâng nhớ bậu chín chiều ruột đau”
Chiều
chiều ra đứng ngỏ sau
Vườn
xưa vắng vẻ …bậu đâu mất rồi
Nhớ
xưa hai đứa cùng ngồi
Chia nhau trái ngọt …sánh đôi …bậu mình
Chiều
nay. ..tôi đứng lặng thinh
Thấy
con chim lẻ trên cành ngẩn ngơ
Xa
bầy…chim ngóng, chim chờ
Xa
bậu tôi đứng chơ vơ …vọng… buồn!
Ai
gieo chi cảnh âm dương
Bao
giờ thấy lại người thương ấm nồng
Bốn
mươi năm nghĩa vợ chồng….
Bậu
ơi! bậu hởi! bậu dong mất rồi
Để
nay tôi đứng, tôi ngồi
Tôi
kêu tên bậu để rồi khóc ngay…!
Biết
giờ bậu ở tuyền đài
Sao
tôi cứ nhớ bậu hoài bậu ơi…
Chừng
nào thôi nhớ …nhớ thôi!
Ai
ca điệu lý bồi hồi…dạ đau
No comments:
Post a Comment