Thursday, September 15, 2016

Chương-8



CHƯƠNG 8
           Sau khi chính phủ miền Nam sụp đổ, chính quyền “Cách Mạng” ra đời, ba nói với má: Chính quyền mới chắc cũng cho dân buôn bán...”. Nói là nói vậy chớ ba vẫn lo lo chuyện gì đó rất mơ hồ. Sau hơn tuần lễ buôn bán, ba thu gom mớ tiền lên Chợ Lớn trả cho các mớn nợ mà ba thiếu trong kỳ mua lần trước. Các chủ tiệm nói: Nị đem tiền về đi, không cần phải trả, tiền của ngộ còn nhiều không biết giấu đâu đây!”. Với tính cố hữu chữ tín là trên hết ba dúi tiền cho họ, có nơi lấy có nơi nói: Nị đem về đi! ".
BẤM ĐỌC TIẾP


         Chuyến đó ba đem một số tiền trở về nhà cộng với số tiền bán còn trong tủ, ba đem hết vào trương mục của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín ký thác. Ba nói với má: Chánh quyền chắc không lấy tiền của dân đâu mà sợ. Má thì không có ý kiến gì. Sau vài tuần buôn bán ba không đi Chợ Lớn để mua hàng thêm vì có nhiều tin đồn đại không tốt. Ba muốn chờ xem thời cuộc tới đâu?! Vài cán bộ thương nghiệp nói với ba: Chú cứ lo buôn bán đi, chánh quyền Cách Mạng là của dân mà...!”.
        Mọi người dân lúc nầy sống trong nỗi sợ hải vô cùng ai nấy lấm la lắm lét nhình nhau chứ không dám than thiện như lúc trước. Công an từ xã ấp làng huyện luôn rình rập mọi người. Không khí sau ngày 30 tháng Tư vô cùng ãm đạm.Tin đồn nầy nọ lan truyền…toàn là những tin không tốt:Nào là sẽ có cuộc kiễm kê tài sản,vàng bạc, nào là sẽ có cuộc đánh tư sản, tư thương. Gia đình tôi sống trong hồi hộp lo âu. Ba lo phân tán một số đồ đang bán, má bỏ những thỏi vàng vào gối hoặc đút dấu đâu đó trong nhà. Người ta sợ Việt cộng trong những ám ảnh pháo kích giựt mìn, thủ tiêu, ám sát còn trong đầu họ.Bây giờ họ xuất hiện với danh từ Cách Mạng. Cách mạng là niềm sợ hải của dân lúc nầy. Không biết Cách Mạng sẽ làm gì gian ác kế tiếp không?Mặc dù trông các người phía bên ngoài về mang chức quyền rất niềm nở và từ tốn. Lời nói lúc nào cũng an ủi, trấn an dân trong các buổi hội hợp không ngừng. Nhưng mọi người không tin vì diển biến khi thế nầy thế khác không giống như những gì họ nói. Hôm trước có tin đồn đỗi tiền. Cách Mạng họp dân nói: Đồng bào đng nghe tin đồn thất thiệt. Vài cán bộ thương nghiệp nói với ba: Chú cứ lo buôn bán đi, chánh quyền Cách Mạng là của dân mà…”Nhưng sau đó có lịnh đóng cửa tiệm để niêm phong chờ lệnh mới. Sau hai ngày họ cho mở cửa lại. Số dân của các nơi ở vùng sâu (Dân của họ) được báo trước, đến đứng chờ sẵn rất đông trước cửa tiệm. Chỉ trong vài giờ cửa hàng của ba má mở ra, họ mua gần hết các mặt hàng có giá trị, chỉ còn lại những mặt hàng xấu hoặc vụng vằng. Tiền ba má thu gom một đống to có hơn mấy triệu đồng. Hai ngày sau có lệnh đổi tiền mới. Má vội vã đem tiền cho một số nhà nghèo trong xóm để họ đổi, có người sau khi đổi xong đem trả lại cho má, nhưng má từ chối và nói: Cứ giữ đi mà lo cho con cái.
             Mỗi gia đình không tính số đầu người và không cần biết số tiền mang đến đổi là bao nhiêu chỉ lấy về $200. Ba má cầm $200 đồng với nỗi đau thống thiết. Của cải bao năm làm ăn vất vả phút chốc đã tan mây khói. Ôi! nước mắt còn đâu để chảy cho sự đau đớn đến cùng cực nầy!!!!! Họ hô hào Cách Mạng luôn bão vệ dân…Nhưng rồi sau 30 tháng Tư họ đánh Tư Sản, mục đích của họ là tịch thu tài sản, ruộng đất của nhân dân. Họ chia thành nhiều đợt để cướp từ thành phố lớn, đến thành phố nhỏ, cuối cùng là nông dân.
                 Đợt 1 nhắm vào Sài Gòn, Chợ lớn và các tỉnh thành, nơi có nhiều cơ sở kinh doanh như các chủ các nhà hát, thương xá, các tiệm buôn bán đủ loại. Các cán bộ nhà nước niêm phong, đóng cửa và còng tay các chủ nhân và gia đình họ đưa đi vùng kinh tế mới. Dỉ nhiên tài sãn, nhà cửa của họ được các đồng chí giải phóng chia chát với nhau. Chính Đổ Mười lúc bấy giờ tuyên bố “Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hảng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới, vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng sẽ chết dần mòn (Đổ Mười)
               Đợt 2 là đến các tiểu thương lớn ở các quân, huyện, làng xã…
              Đợt 3 đến ruộng đất. Họ ra lệnh bắt ép nông dân phải ký giấy giao ruộng đất cho nhà cầm quyền quản lý và thành lập các hợp tác xã nông nghiệp.
             Trong 2 đợt đầu họ tịch thu số lượng lớn vàng bạc, kim loại quí hơn mấy ngàn ký.Dĩ nhiên số nầy được họ chia chát cho nhau để thừa hưởng.
             Qua 3 đợt đánh…toàn dân miền Nam lâm vào cảnh khốn đốn vô cùng. Đánh xong 3 đợt họ còn vét hết tiền tài của mọi người qua đợt đổi tiền. Họ trấn lột dân miền Nam không còn gì hết. Mỗi gia đình chỉ còn được $200.
            Các gia đình của các cán bộ miền Bắc ồ ạt vào trấn giử các nơi nhà đất của những người bị bắt đi vùng kinh tế mới, cả luôn các căn nhà của các sĩ quan, công chức cao cấp bị đưa đi vào các trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo.
             Kể từ sau đó họ đem rập khuôn cách thức cai trị như miền Bắc áp đặt vào nền kinh tế miền Nam. Chế độ bao cấp đẻ ra nhiều vấn nạn, các hợp tác xã không thu được kết quả. Cha chung không ai khóc. Ngăn sông, cấm chợ…các cán bộ nhà nước cướp của của người dân bằng muôn hình thức tàn bạo, xảo quyệt.
            Nhận thấy các chánh sách vừa qua sai lầm, sinh hoạt thương mại suy thoái, lúa thóc sản xuất không đủ chỉ tiêu, mặc dù họ phải đi thu mua, vơ vét lúa gạo, thực phẫm  khắp nơi từ thôn ấp đến thành thị. Cuối cùng họ đành ban hành chính sách mở cửa, cho dân buôn bán lại và mở các hợp tác xả liên doanh, hợp danh.
               Gia đình tôi và gia đình một người chú bà con có cửa hàng khá lớn ở quận. Họ chuẩn bị xe để hốt tài sản, quản lý nhà cửa và đẩy gia đình chúng tôi ra khỏi cơ ngơi mà mấy chục năm cơ khổ mới gầy dựng được. “Tư Sản” một danh từ để gán ghép cho những người làm ăn buôn bán để họ tước đoạt của cải của họ cách thức mượn danh của kẻ cướp!Thật cũng may cho gia đình tôi được người dượng đang là đương kim Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản tỉnh Trà Vinh. Dượng là chồng của một người chị bà con với má.Trong dịp đi công tác xuống Huyện, ông dượng ghé thăm nhà ba má tôi. Lần đầu tiên ba má tôi gặp được ông. Ông dượng bình dị, từ tốn bước vào nhà và hỏi thăm đôi điều. Ông hỏi ba má tôi:
                -  Dì dượng Tư buôn bán thế nào? Ba má tôi trả lời:
                -   Việc buôn bán tạm ngưng rồi anh Ba.
              -   Dương dì cứ tiếp tục buôn bán. Cách Mạng nào mà cấm dân buôn bán. Nói xong dượng cáo từ và vào văn phòng huyện để họp. Không biết dượng có biết nhà tôi không còn gì để bán không? Nhưng cũng nhờ dượng ghé thăm mà gia đình tôi không bị đánh tư sản. Gia đình chú bà con tôi cũng vậy, may nhờ chú ba Lục Sinh đi tập kết về thăm nhà kịp lúc nên cũng được tha…! Sau nầy khi đi tù về tôi có gặp dượng Ba, lúc nầy ông làm phó chủ tịch tỉnh Cửu Long. Họ sát nhập 2 tỉnh Vỉnh Long và Trà Vinh Thành một tỉnh gọi là tỉnh Cửu Long. Qua vài lần có dịp gặp mặt, tôi thất dượng quả thực sự là một người liêm chính. Phong cách của dượng vốn thật bình dân. Dượng nói rất ít, nhưng trong ánh mắt và nụ cười khiến người đối diện dể cảm mến.  Người ta đồn đại trong các cuộc đánh tư sản ông gom được rất nhiều vàng bạc? Chúng tôi là người trong gia đình, tôi biết ông không có như vậy. Cho tới ngày ông về hưu trí , ông chỉ được cấp cho 40 miếng tôn và vài chục bao xi măng để làm nhà ở. Nhà dì dượng ở ấp Tư thuộc xã Mỹ Long, Quận Cầu Ngang. Năm dượng chết, tôi đang được định cư ở nước ngoài. Năm 2003 có dịp về lại Việt nam, tôi và đứa em gái có ghé nhà dì 3. Căn nhà gạch vách, mái tôn, tường gạch chưa tô xi măng. Chúng tôi hỏi dì nói: Tỉnh cấp cho dì dượng tôn đủ che, còn xi măng thì không đủ để tô. Người ta làm lớn nhà cao cửa rộng. Còn Dượng lúc đương thời làm Ủy Ban Quân Quản dượng muốn gì mà không có…Nhưng không…Dượng đi theo Cách Mạng là vì yêu nước.Dượng được rèn luyện đức tính liêm chính và chí công vô tư. Thế hệ Cách Mạng của những người “Nóp với giáo mang ngang vai” thực sự đáng kính của một thuở bưng biền. Lúc gần chết dượng muốn chôn cất ở đất nhà và không muốn có lể nghi gì hết. Nhưng khi dượng qua đời, họ nói: Phải đem Đồng Chí cựu Phó Chủ Tịch chôn ở nghĩa trang Liệt Sĩ mới được.
          Trong một chuyến về lại Việt Nam, tôi cùng đứa em gái cũng từ Úc về. Chúng tôi thấy mũi lòng khi ngồi đối diện với người dì mà lúc trước đây chúng tôi chỉ nghe má kể lại. Má nói: Gia đình mình nhớ ơn dì dượng Ba, nếu không thi sẽ khổ tới đâu rồiTụi con có dịp về quê hương nhớ ghé thăm dì. Trong cuộc hàn huyên, chúng tôi có hỏi về cuộc sống của dì thế nào sau khi dượng Ba mất. Dì nói: Chỉ được hơn $400 mỗi tháng tiền cấp dưởng.Tôi nhìn lên bức tường có tấm bảng “Tổ quốc ghi công” “Gia đình Cách Mạng.”. Bất giác tôi nghĩ ngợi: $400 “Tổ Quốc Ghi Công” có đủ để cho dì sống qua ngày với tuổi đang lụm cụm như bây giờ không? Chúng tôi xin biếu dì một ít tiền, vài chai thuốc bổ và 2 chai dầu gió xanh. Dì phủi tay không nhận tiền. Dì nói chỉ nhận thuốc bổ và 2 chai dầu gió xanh. Dì nói thêm dì đâu xài gì nhiều mà cần tiền. Chúng tôi cố nài nỉ. Cuối cùng dì nhận tiền với hai dòng nước ứa ra từ đôi mắt hom hem.
             Cuối năm 1978 sau khi ra trại “Cải Tạo” tôi về sống với ba má tôi ở Trà Cú. Tôi lại biết thêm một người giống như dượng. Đó là ông Năm. Người ta thường gọi ông là ông Năm Vật Tư, sau nầy họ đổi cơ quan Vật Tư thành Thương Nghiệp. Ông là một người ốm yếu vì bị bệnh bao tử kinh niên. Cơ quan của ông là căn nhà nhỏ gần nhà ba má tôi. Chủ nhà là Phó Cảnh Sát chế độ cũ bi đi tù. Chính quyền Cách Mạng lấy căn hộ đó làm cơ quan Vật Tư. Cơ quan cũng chẳng có gì ngoài sữa, đường, gạo, bọt ngọt, bột nêm, xẻng, cuốc, đinh, búa…bán cho dân theo phiếu.
          Có hôm tôi đứng thơ thẩn trước nhà, ông Năm đi ngang và nhìn tôi. Ông hỏi:
           -  Cháu về đây được bao lâu rồi. Không để tôi trả lời, chú tiếp.
          - Chị Tư có nói trường hợp của chú cho tôi nghe.Tôi cười nhẹ và nói với ông:
         - Tôi về đây được vài tháng chú à...
    Chú im lặng và bước đi.
            Má tôi thường cho ông một ít gạo lức hoặc nếp ăn để trợ giúp bệnh bao tử.Ngược lại ông dể dãi hơn khi má tôi cần các món thuộc vật tư, tuy nhiên cũng phải đúng quy chế. Ba tôi thì biết ông từ rất lâu nhưng không biết ông hoạt động cho bên ngoài.Trong những chuyến đi giao hàng trong các Sóc, các Giồng thỉnh thoảng ba tôi gặp ông với bộ bà ba đen quấn chiếc khăn rằng.
         Đời sống ông Năm rất mẫu mực.Với tình thần chí công vô tư, khi về hưu nhà của ông chỉ là cái chòi lá nhỏ. Ông không vợ con vì một thời tuổi trẻ của ông đã cho hết với Cách Mạng. Nếu ông chịu móc nối và lấy của công thì chắc ông không nghèo rệp như bây giờ. Đến ngày cuối cùng của cuộc đời, tôi nghe người ta kể lại:“ Ông chết quạnh hiu không có ai là thân thuộc. Ba con lối xóm cùng nhau đến giúp mai tang và tẩn liệm thân ông bằng manh chiếu và đem đi chôn ở một gò đất với những ngôi mộ khác gần nhà.Tôi thắc mắc…các đồng chí của ông ở đâu và chánh quyền ở đâu? Sao không ai lo cho ông…? Có bao nhiêu người như dượng tôi và ông Năm Vật Tư…? Tôi chua xót nghĩ ngợi:  Lý tưởng chỉ là  ngôn từ đẹp đẻ để cám dổ đưa người ta vào cuộc. Người vào cuộc đa số chỉ vì lòng yêu Tổ Quốc-yêu Quê Hương. Người chết khi giấc mơ về lý tưởng đẹp còn cháy bổng trong hồn, họ luôn miễm cười và mãn nguyện. Còn những người chết sau khi biết mình bị lừa dối là một nỗi niềm đau đớn và tủi hận vô biên!”
            Tôi nghe tin qua báo chí, sau năm 1975 bà Nguyễn Thị Bình có xin Trung Ương để miền Nam nguyên hình thức cũ một thời gian. Bà nói đó là thời chuyển tiếp qua Xã Hội Chủ nghĩa. Nhưng miền Bắc gấp rút thống nhất vì họ lo sợ nhân dân miền Bắc có dịp so sánh chế độ của hai miền…Họ sẽ không làm được…Giá như làm theo lời Bà Bình thì chắc tới nay Cộng Sản không còn. Bọn miền Bắc đánh gục Mặt Trận Giải Phóng. Họ bị tước đoạt công trạng?. Một số người bỏ chạy ra nước ngoài như Trương Như Tản, số còn lại bị đưa vào chổ mất thế, mất quyền….Đương quyền là Bộ Trưởng Bộ ngoại Giao bà Nguyễn Thị Bình làm Bộ Trưởng Giáo Dục. Đương kim Tư Lệnh Mặt Trận, bà Định về làm Bộ Trưởng Thương Binh và Xã Hội… Tôi chợt nhớ lời nói của một viên tướng Do Thái nói với người Mỹ, đại khái như vầy “Hảy rút chân ra khỏi đống rác và đốt đống rác đó đi… thì sẽ thấy chuột-Nếu lội trong đó để tìm…sẽ bị dính chân mà không giết được chuột…”
             Các cán bộ miền Bắc, miền Trung, tìm cách len lỏi vào các phòng ban để hất cẵng từ từ các các bộ miền Nam ra khỏi các chức quyển quan trọng.Trước hết họ mánh khoé đua chen vào ban tổ chức.Từ đó họ đưa người của họ vào…và một lúc nào đó thủ trường người miền Nam đành thu hình hoặc bất mản và lui về hưu sớm…! Có người vì quá bất nhẩn đâm uẩn trí tự sát, đó là trường hợp của một ông tập đoàn trưởng Ấp Đầu Giồng của Huyện Trà Cú bị dồn ép từ trên lảnh đạo thu gom lúa thóc cho đủ chỉ tiêu, bị phản ứng từ dân chúng và tự thấy việc làm đó quá bất nhân, ông đã treo cổ tự tử chết để khỏi phải làm điều mất đạo lý thu gom, tận vét lúa gạo trong xã mình còn hơn thời thực dân, phong kiến. Dân ở đây đa số là bà con, thân tộc xa gần với ông.  Có người tổ chức vượt biển đi cả gia đình hoặc đưa con cái thoát khỏi Việt nam bằng mọi cách…Một Trung Úy Huyện Đội cùng một số bộ đội dưới quyền đã tổ chức vượt biển với súng ống hùng hậu…Một sự phá sản ý thức hệ Cộng Sản sau ngàu 30 tháng Tư năm 1975. Miền Nam thất bại trận chiến bằng súng đạn, nhưng thắng về thành quả tốt đẹp của cuộc sống qua chế độ tự do của miền Nam Việt Nam dưới chế độViệt Nam Cộng Hòa...! Bây giờ người ta đã thấy được hình thù của con chuột Cộng Sản….!
           Sau nầy tình cờ tôi gặp lại chú Sáu Đấu ở huyện Long Toàn người tù chung thân ra làm tạp dịch cho nhà Đại Úy Trân với tiếng sáo mỗi đêm vọng qua căn phòng của tôi lúc làm việc ở Ty Y Tế Côn Sơn. Gặp chú tôi tôi nhận ra ngay vì các vết sẹo nơi 2 lổ tai và gương mặt khắc khổ của chú. Tôi hỏi: Chú có phải là chú Hai Đấu không? Chú nhíu mày nhìn tôi. Bây giờ trông chú già đét. Hơn 10 năm rồi còn gì. Chú hỏi tôi. Chú em là ai vậy? Tôi nhắc lại chuyện cũ, chú nói: Ờ nhớ ra rồi. Chúng tôi ngồi với nhau ở một quán cà phê bên đường với 2 chiếc ghế thấp, làm tôi nhớ lại một dạo xưa nói chuyện với chú ở sân sau nhà Đại Úy Trân ở Côn Sơn. Tôi không ngờ chú còn sống và được về lại quê hương. Có lúc chú nói: Tôi được về sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975 và sống với một đứa cháu kêu bằng cậu làm vài công đất ruộng mà ông bà để lại ở Mé Láng…nói đến đây chú bổng ngừng nói và nhìn ra xa xa…Bên kia là con sông Long Toàn với mấy chiếc ghe chèo lướt qua. Chú nói tiếp: Tôi lên gặp thằng Năm Vĩnh. hồi ở ngoải làm y tá cho trại 5…chắc chú còn nhớ nó chớ…Tôi đến gặp 5 Vĩnh nhờ nó giải quyết mấy công ruộng mà ở dưới cứ bắt ép vô hợp tác xả hoài. Đất ông bà khai phá được mấy công mà vô cái giống gì …mà ở dưới toàn ruộng muối…đất ruộng bằng bụm tay mà…Chú lắc đầu. Thời buổi nầy khác hơn xưa nhiều quá…thằng Năm Vĩnh nói: Cái nầy hơi khó à anh Hai…tôi bỏ ra về…
          Tôi nghe chú nói chuyện thì cứ nghe vậy chớ không dám hó hé gì hết. Chú ơi! Chú đâu biết tôi là lính ngụy dám nào có kiến cò gì…không khéo lại bị gán cho 2 tiếng phản động thì khổ thân ngay…!!!
               Ba có kinh nghiệm với Việt Minh trong thời gian sinh sống ở đất Cồn Cù. Lúc đó ba má có được một cửa hàng nhỏ bán tạp hóa bán tại nhà. Có lần họ kiêm kê và niêm phong cửa hàng, sau đó họ cho mở cửa lại bán với giá qui định mới của phong trào. Dỉ nhiên gia đình tôi bị mất một số vốn.
             Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 chừng vài tháng lúc gia đình còn tiền.Tiệm bán vãi bị đóng cửa. Ba má mua 6 công đất ruộng gần chợ. Má lo sắm cối xây lúa, cối giã gạo để phòng hờ làm ruộng có lúa mà ăn. Người ta đồn đại “Không còn bán buôn, không còn chợ búa…Tất cả mọi người tự làm, tự ăn, không ai làm cho ai. Tất cả mọi người làm “chủ”. Dân làm chủ-Nhà nước quản lý…!
            Ba lại nghĩ thêm cách khác để mưu sinh, nếu không thì tiền núi ăn cũng phải hết. Ba mua một chiếc xe chở hang cũ, rả ra và phân tán các bộ phận ở nhiều nơi. Mặt khác ba hùn tiền với Chú Năm mua một chiếc xe đò đang hoạt động. Chú Năm làm tài xế và đứa em thứ Tư của tôi làm phụ xế chạy tuyến đường Long Hiệp Trà Vinh. Sau nầy vì sức khoẻ, ba thối tiền lại cho chú Năm, lo bằng lái cho em tôi đang làm phụ xế lo điều hành chiếc xe đò.           
          Tôi bị quản chế của địa phương 1 năm và phải trình diện mỗi tháng với công an, nên không dám đi đâu …Tôi tránh mọi tiếp xúc với bạn bè cũ. Ngày tháng ăn không, ngồi rổi với đầu óc hoang mang, chán chường. Tôi thấy tương lai cuộc đời một màu u ám, không lối thoát!
              Khoảng năm 1980, vào thời kỳ mở cửa. Các nơi tổ chức các hợp tác xã, dân góp vốn với chánh quyền để sinh hoạt làm ăn. Ba gom các phụ kiện chiếc xe hàng mà ba đã phân tán đem về, đóng một chiếc xe đò thùng, đăng ký vào hợp tác xả xe đò thuộc Cơ Quan Giao Thông Huyện Trà Cú. Ba nói với tôi khi xe làm xong con lo điều hành chiếc xe nầy để kiếm sống….Ba lo cho tôi bằng lái. Mặc dù có bằng lái tạm, nhưng tôi chưa dám lái xe mà phải mướn tài xế và tôi làm phụ xế theo xe thu tiền. Cũng nhờ có chiếc xe đò nầy nên sau đợt đổi tiền, gia đình tôi có đồng vô, đồng vào để sinh sống.
            Làm nghề xe thật vất vả. Đêm đêm ngủ trên xe ở điễm xuất phát là xã Đôn Châu hoặc giăng mùng ở các sạp trống trong nhà lồng chợ. Đường xá càng lúc càng xuống cấp. Xe chạy qua các vùng sâu trủng, lầy lội vào mùa mưa. Từ điễm xuất phát lên đến Trà Vinh hơn 30 cây số mà từ giửa khuya đế hơn 10 giờ sang xe mới tới bến xe Trà Vinh. Ngoài cái chậm vì đường xá, xe còn dừng lại nhiều nơi để rước khách. Chưa kể các trạm kiễm soát của thuế vụ và công an giao thông. Trong thời buổi chánh sách tự sản tự tiêu, ngăn sông , cấm chợ. Gạo thốc và thức ăn như thịt cá và hải sản…bị ngăn chặn không cho xuất Huyện: thịt, cá, tôm, tép địa phương không được phép cho đi.  Do như cầu giá cả cách biệt giửa nơi có nơi không đã nẩy sinh các cuộc buôn bán chui lậu theo các tuyến đường. Các chủ xe đò tìm ra phương cách đút lót các trạm để xe có bạn hàng, hành khách.  Ban đầu tôi chưa biết phải làm sao liên hệ với cung cách mới nầy, dần dà rồi cũng biết. Mỗi trạm khi thì chi tiền, khi thì quà biếu, khi thì các buổi hẹn hò đi ăn nhậu ở Trà Vinh. Do tiền thu mỗi chuyến bị chia sớt nên xe nào cũng ráng chở cho đầy người, đầy hàng. Mỗi chuyến vất vả đua chen với cung cách làm ăn “Dân Bến Xe” Chừng mực nào đó tôi cũng hơi thô lổ, cộc cằn trong cơn dành giựt miếng ăn. Nhiều khi do nhu cầu của cuộc sống, người ta tự đánh mất mình hồi nào không hay.Thực tế của hoàn cảnh bắt người ta phải theo quy luật của nó, phải ăn xổi ở thì, đóng vai, đóng bộ mới sống được. Nếu không thì chỉ có cách quay mặt lại với nó.Thời gian đi học ‘‘Cải Tạo” tôi gần như thuần thuộc cái quy luật phải tuân thủ hoàn cảnh để tồn tại. Người ta đã muốn tôi biến thành một con chó Poplop làm theo tiếng kẻn. Một cách nào đó họ đã thành công để biến một lớp người “Cải tạo”gần như thuần thành trong sự kềm tỏa của họ. Người ta trong lúc khốn cùng, tận mạng rồi… thì cứ chỉ vật lộn với miếng ăn và sự sống hằng ngày. Họ treo mồi, nhử bóng cho kẻ khốn cùng trông chờ ngày được thả về với gia đình.Nhu cầu còn lại của tù nhân là vợ con và cha mẹ…! Cứ như thế…Cứ như thế…làm tù nhân bước tới như vô tâm, thuần phục…! Mặc dù người ta vẫn luôn cố tìm cơ hội vùng mình, vượt thoát khỏi căn cơ đó…!
            Một hôm đang ngồi xỗm ngoài bến xe, một người bạn làm văn nghệ quen, họa sĩ Hồ Thủy nhìn tôi cười:
            -Tôi không nghĩ ông bây giờ như thế nầy…!
            -Thì sao không bạn…Thời thế thế thời phải vậy….  
         Anh bạn cười và ngoắt tay gọi một người, lúc đó đang đi về hướng chúng tôi. Dáng anh cao cao, ăn mặc chỉnh tề với áo bỏ trong quần.Tôi nghĩ anh ta chắc lọai khá giã.Thời nầy mà còn phong độ…
      Anh bạn giới thiệu:
            -   Đây là anh Trúc Phương…
Tôi hỏi:
    -         Nhạc sĩ Trúc Phương.
Anh bạn cười và nói:
           -  Hai anh có biết nhau trước đây chưa?
          -  Hồi đó lúc anh Phương còn hát cho Ban Thông Tin Tỉnh Trà Vinh, tôi có thấy anh một lần…Lâu lắm rồi…
            Anh Phương bước tới, chúng tôi bắt tay nhau. Đó là buổi gặp nhạc sĩ Trúc Phương tại tỉnh nhà.Sau nầy tôi biết anh đã rời Sài Gòn về sống với bà mẹ ruột ở Cầu Ngang.Anh bây giờ than sơ thất sở ăn tạm ở nhờ với mẹ.Bà mẹ thì già còn ăn nhờ ccháu chit thì làm sao cưu mang them được anh.Anh đành lên Trà Vi sống với các bạn bè còn thương anh mỗi nơi đôi ba ngày.Thời buổi khó khăn gạo châu, củi quế nầy khó có ai đùm bọc anh lâu hơn.Mỗi lần xe lên tỉnh,anh ghé tôi. Chúng tôi có những buổi cà phê hoặc buổi cơm với nhau. Đôi lúc tôi dí cho anh một chút tiền còm để độ nhật.Có lần tôi mời anh về quê tôi ở Trà Cú chơi. Cũng nhân dịp về đây, qua sự giới thiệu thiệu của anh bạn họa sĩ trẻ và tôi. Anh 6 Huyện cán bộ Ban Thông Tin Huyện thân ái nhận anh vào ở tạm trong nhà chung ở ban thông tin. Ở đây anh sánh tác cho Huyện trà Cú vài bản nhạc.Trong đó có bản “Trà Cú Trong Tình Thương Mật Ngọt” đã được chiếm giải nhát trong cuộc thi ca khúc toàn tỉnh.Sau đó anh được bị mời lên tỉnh dể pục vụ.Thông Tin Tỉnh cấp nhà cấp hộ khẩu cho anh. Tại đây anh sang tác thêm “Chín Dòng Sông Hò Hẹn”,lại được tán thưởng nhiệt liệt. Nhưng với tính phóng khoáng anh đâu chịu bị gò bó theo khuôn khổ và hạch hỏi đủ điều qua các ngôn từ trong mỗi bài nhạc.Thật ra có lúc anh thành thực nói với tôi:  Moi xuống dưới bồ là muốn kiếm đường đi…mà đi không được”. Lúc nầy moi cần cơm để sống qua ngày…moi sáng tác đôi lúc theo yêu cầu, qua đó moi có cơm mà ăn”. Anh thường xưng moi-toa với tôi khi nói chuyện.Tôi bùi ngùi nghe anh nói và trông anh như muốn sắp khóc.Tôi cũng như anh. Sống tạm chờ thời….Sau đó anh bỏ tất cả ở đó để về Sài Gòn vì không thể sống lừa dối với chính mình…Anh muốn anh là một nhạc sĩ Trúc Phương chứ không phải là bồi bút Trúc Phương. Cuối cùng anh bị ngã bệnh chết trong một ngỏ hẻm ngèo nàn ở Sài Gòn. Nơi “Tàu Đêm Năm Cũ”, “Hai Lối Mộng” “Ai Cho Tôi Tình Yêu”, “Con Đường Mang Tên Em”.Trên Bốn Vùng Chiến Thuật”…Anh nằm xuống…Tác phẫm anh còn ở lại. Xin chào anh. Xin chào một tài danh âm nhạc ra đi trong buồn đau nghiệt ngã…!
           Riêng tôi, một lúc nào đó tôi cũng xin chào “Dân Bến Xe” của tôi để chờ ngày vượt thoát khỏi cuộc tranh dành miếng ăn.Những ngày phải cười vã lã đưa tiền đút lót cho các trạm thuế vụ và công an giao thông. Những ngày mời gọi lố bịt lôi kéo từng người khách tại bến xe, cố nhét cho đầy người lấp ghế. Những ngày cầu cạnh với ban quan lý bến xe để trù trừ neo bến nhồi nhét thêm người, thêm hàng.
       Tôi đang sống trong một xã hội mà mỗi thứ đều đi thục lùi và tôi cũng đang thụt lùi với con người của tôi!
      Trong một chuyến chở cán bộ đi công tác ở Vỉnh Long.Tôi có dịp ghé thăm anh bạn trước năm 75 là Đại Úy Lê Kim Hùng, chức vụ là phát ngân viên thuộc ban tiếp vận tỉnh. Chúng tôi cùng đi cải tạo chung một trại. Lúc nầy anh đang làm nghề rửa xe hơi. Anh có người em ruột là Lê Kim Dũng, có lúc anh đổi họ là Nguyễn kim Dũng. Anh Dũng trước 75 là thầy giáo dạy hoc, anh có tài làm thơ rất hay với bút hiệu là Nguyễn Bạch Dương. Qua anh Hùng tôi biết Bạch Dương, lúc nầy anh có chân trong hội văn học tỉnh Cữu Long. Chúng tôi thân nhau trong mối tình thơ văn từ đó. Nhiều lần đi công tác về quận Trà Cú anh thường ghé tôi và chìa cho tôi một giấy mời để đi họp trong Huyện với tư cách là hội viên Hội Văn Học tỉnh Cửu Long. Tôi không nhận vì tôi có tham gia gì đâu. Anh bỏ nhỏ vào tai tôi: “Bồ cứ lén phén vào với mảnh giấy nầy đi để không bị khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.” Tôi hiểu ý anh cái kiểu “Cứu Bồ” như anh thường nói với bạn bè.”nhưng tôi cười cười và lắc đầu từ chối. Duy chỉ có một lần nhà văn Sơn Nam và nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà xuống Trà Cú nói chuyện về văn học trong Huyện qua lời mời của ban văn hóa huyện Trà Cú.Vì có sự quen biết từ trước, hai anh ngủ tạm tại nhà tôi một đêm và cũng vì cả nể qua lời mời của 2 anh, tôi vào hội trường huyện, ngồi một xó gốc ở phía sau nghe 2 anh nói về thời gian 9 năm kháng chiến và những bài văn, bài thơ viết từ lúc đó. Hai anh không đá động gì đến thời gian sau nầy…thật sự thì thời gian sau nầy, khi về thành hai anh đâu có hoạt động gì cho bên ngoài. Kiên Giang làm những bài thơ về quê hương và  tình yêu. Sơn Nam viết biên khảo về lịch sữ vùng đồng bằng sông Cữu Long…Tôi biết 2 anh trong thời gian hoạt động trong nhóm Chim Việt Văn Đoàn do anh Phan Công Minh với bút hiệu là Doãn Nhân, mời hai anh làm cố vấn. Từ đó trong các buổi họp văn nghệ hoặc ra mắt sách của nhóm đều có hai anh tham dự. Sự giao lưu thân thiết giữa hai anh với tôi và các bạn trong nhóm còn cho mãi tới sau nầy.Với anh Sơn Nam thì chúng tôi gặp nhau thường hơn. Chúng tôi cùng nói chuyện cỡi mỡ với nhau qua nhiều lảnh vực. Cả đến việc ông Kiệt lúc còn ở Sài Gòn, cấp cho anh một căn nhà ở đường Nguyễn Công Trứ. Lúc đó con đường nầy mua bán sầm uất, anh nói với chúng tôi: Khi có căn nhà nầy, qua để mấy bồ lo kinh doanh, có lời cùng chia nhau xài”. Khi ông Kiệt ra Bắc nhận nhiệm vụ mới, thì bên nhà đất ngưng cấp cho anh luôn, vì nhà ở đó là mối lợi lớn cho chúng.Gặp chúng tôi anh lắc đầu nói: Tụi nhà đất bậy quá, tụi nó làm thinh luôn rồi”. Sau nầy khi ông Kiệt biết được thì mọi chuyện đã xong. Ông cấp cho anh căn nhà mới, anh nói: “Cha nầy cũng được hén mấy bồ”. Trong một chuyến Hà Nội mời anh đại diện cho nhà văn miền Nam ra Bắc họp về văn học khi trở về, anh nói “Tụi nầy điểu thiệt mấy bồ…chuyến đi tụi nó (HNV/TP) cấp cho qua một bộ Com-lê, một đôi giày và một cái cập da…lúc về tụi nó lấy lại ráo trọi. Chúng tôi hỏi anh về chuyến đi ngoài đó, anh nói “Nghèo thấy mồ…"hôm được mời đến nhà một người ở ngoải đãi buổi cơm. Anh ngồi trong căn nhà vuông vức chừng hơn 4 mét. Hai người ngồi ăn thịt gà. Trên đi văng có hai người ngồi và trên võng treo, bà vợ ôm con đu đưa ngó mình ăn…ăn cái gì nổi …” anh nói tiếp:” Đó…Xã Hội Chủ Nghĩa miền Bắc đó…”(Sic).
                                           
Sơn Nam trên giường bệnh
             Có người gán ghép 2 anh là tiếp tục hoạt động nội thành cho Việt Cộng là bịa đặt… Cho 2 anh vào Hội Nhà Văn Thành Phố là một cách đánh lừa dư luận, là không có sự kỳ thị và “Đánh” các nhà văn, nhà thơ miền Nam. Hai anh còn yên thân bên ngoài, còn các ngòi viết khác của miền Nam thì bị “Đánh”tả tơi, có người chết trong tù ngục. Sau nầy tôi biết anh Sơn Nam, Kiên Giang cùng Võ Văn Kiệt là bạn”chí cốt” thời 9 năm, lúc đó ông Kiệt đang  làm lớn ở Sài Gòn, muốn đứng ra che chở cho 2 anh. Thật ra 2 anh cũng chẵng có bài viết nào” Đánh Phá”họ sau khi về thành sau 1955, việc cho 2 anh vào nhà Hội Nhà Văn Thành Phố còn là cơ hội để tuyên truyền cái gọi là “Hòa Giải Dân Tộc”?của họ. Trước ngày đi Mỹ, tôi có mời anh và một số ít bạn trong nhóm Chim Việt đến ăn cơm tại nhà. Sau khi uống vài hớp bia và trò chuyện vui vẻ, anh kề miệng nói với tôi: “tụi nó ở ngoài nói qua là Việt Cộng…bồ nói với tụi nó…Sơn Nam không bao giờ là Việt Cộng” (Sic). Tôi muốn nói ra các điều nầy như một minh chứng sự thật về anh Sơn Nam. Bây giờ anh không còn ở trên đời nữa…Năm 2003 có dịp về lại Việt Nam, tôi và Nguyễn Bá Ngọc người bạn thân trong nhóm Chim Việt có ghé thăm anh ở căn nhà mà ông Kiệt cấp sau nầy. Lúc đó anh bị đau xương chậu, chỉ nằm kê gối chuyện trò với chúng tôi. Anh vẫn sản khoái và cười cợt nói đùa như ngày nào. Khi trở về Mỹ được vài năm thi nghe tin anh mất. Anh ra đi ngày13/8/2008, tôi ngồi buồn nhớ anh một người anh đánh kính, bình dị, không làm vẻ kẻ cả như những người thành danh khác. Xin chào anh, chào một nhà văn lớn của miền Nam, đã để lại cho nền văn học miền Nam nói riêng và cho cả nước một tài sản văn chương quý giá.
         Gia đình anh Nguyễn Bạch Dương sống rất nghèo trong một căn nhà lá nằm ở ven sông tỉnh Vỉnh Long. Nhà nghèo, vợ phải đi buôn bán từng xịa tỏi, ớt, kim chỉ, để cùng anh lo cho 3 đứa con còn rất nhỏ. Có hôm chị bị Công An rượt đuổi và cướp mất cái xịa nghèo nàn cơ cực đó của chị. Chị lủi thủi về với nét mặt sầu nảo. Anh anh ủi chị: “Thôi em đừng đi bán nữa…” Mặc dù nhà nghèo nhưng anh chị rất hiếu khách. Gia đình anh chị đôi lúc cưu mang thêm vài anh bạn văn nghệ cũng tả tơi vì thời cuộc. Quá cơ cực và sống trong một tương lai không ánh sang. Trong một cuộc cải vả nhỏ…chị đem 3 đứa con về quê ngoại tá túc vì số lương hẫm hiu của anh và đời sống thắt chặt ở đây không bão đãm được cho 3 đứa con. Có lần anh và người bạn ra tận ngoài Trung để thuyết phục chị về…nhưng không kết quả. Sau nầy anh bỏ Vĩnh Long lên Sài Gòn sống với một người bạn gái đồng điệu văn nghệ như anh. Năm 1989 anh ra đi với cơn bịnh ung thư phổi.Tôi lại ngậm ngùi mất đi một người bạn thân mến…
           Xe tôi chạy trên tuyến đường Huyện lên Tỉnh Trà Vinh và ngược lại, chiếc xe tư nhân do má tôi đứng tên, nhưng đặt dưới sự quản lý của hợp tác xả thuộc Ban Giao Thông Huyện Trà Cú. Có một lần không kềm chế sự tức giận vì cách ăn nói hổn xược, vô học thức của tên Tư Hóa Trưởng Ban Giao Thông Huyện …Sau một hồi cải lý không thắng được tôi, tên nầy hâm dọa đòi bắn... tôi banh ngực thách thức nó sau khi dằn cái thể chứng minh nhân dân lên chiếc bàn và nói: “Tao bây giờ là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã đi Cải tạo…không là ngụy như mầy nói…cứ bắn đi…,mầy là cán bộ…Mầy làm sai nhà nước sẽ cồng đầu…” .Nhờ một anh cán bộ phó phòng Giao Thông cản ngăn vì anh nầy biết sự liên hệ của gia đình tôi với đương kim Phó Chủ Tịch Tỉnh Cửu Long và cũng có lần anh gặp mặt tôi trong  buổi hợp văn hóa trong Huyện…Anh  nói gì đó vào tai Tư Hoá, hắn ngần ngừ bỏ đi vào bên trong với bước đi quờ quạng!
               Quá bực tức, tôi quyết bỏ nghề làm xe đò và xin ba má cho tôi về quê vợ để sống.
             Sau khi thu xếp mọi chuyện xong…Tôi bắt đầu về sống với miệt vườn ở Xã Vỉnh Bình, Huyện Chợ Lách. Căn nhà lá nhỏ được cất bên hong nhà của ông bà nhạc, là chổ ở của vợ chồng tôi không lâu lắm nhưng có rất nhiều kỷ niệm. Nơi đây vợ chồng tôi có thêm đứa con gái.
            Tôi bắt đầu nằm đêm với cái im thanh vắng của miệt vườn, nghe the thé của tiếng dế và các tiếng côn trùng khác….nghe thoang thoảng mùi hoa cam, hoa bưởi…qua kẻ hở vách lá, nghe những giọt mua rơi lộp độp trên tàu lá chuối bên hong nhà, nghe tiếng chó sủa người văng vẳng đâu đây. Mỗi buổi sáng không quá vội vả thức dậy mà còn nằm nán lại trên giường, nghe chim hót ngoài vườn, nghe mọi hương thơm tràn vào thính giác.Tôi có dịp ngâm mình trong giòng kinh mát rượi ngọt ngào. Đời sống êm ả nhưng hơi buồn với người quen sống ở chợ.
“Sông Cổ-Chiên bến bờ xanh mướt quá
Mặt gương soi đâu mất bụi phong trần”

           Với người chỉ sống ở chợ như tôi không biết cầm cây cuốc, cây xẻng, cắt cây, mé nhánh…Tôi bắt đầu học làm việc vườn khi theo các anh chị bên vợ đi vét mương, bồi đất, bón phân, cào cỏ, tỉa nhánh khi qua vụ mùa hái trái. Tới vụ mùa trái cây thì hái trái cây quanh khu vườn nhà hoặc qua cồn Phú Đa hái những trái chôm chôm chín đỏ. Chúng tôi ngồi lựa trái cho vào các cần xé to để chờ nhà lái tới thu mua.Tôi biết thế nào là con kiến đất cắn đau nhói khi đi tìm núm mối.Tôi thưởng thức những trái chín trên cây với hương thơm ngọt lịm. Miệt vườn với bóng che cây trái, với nước ngọt quanh năm làm đời sống của tôi thư thái hơn.Tuy nhiên với người quen sống ở chợ, mỗi sáng với ly cà phê bốc khói với điếu thuốc phì phà thì ở đây hơi khó.Tôi và anh vợ tôi phải đi bộ ra khu chợ ở vàm kinh Bổn Xồ để uống cà phê “cơm cháy” bởi vì càphê miệt vườn nó túng thiếu chất lượng nên mùi vị chẳng thơm ngon. Nhưng ở đâu thì phải chịu đó…quen dần cà phê “cơm cháy” cũng tạm được. Chúng tôi chọn một quán cà phê uống khá hơn, đó là quán của anh Hai người tàu lớn tuổi độc thân. Tuy nhiên quán lại ở chổ hơi khuất lấp cây vườn.Chúng tôi đành ngồi quán cà phê “cơm cháy”nhưng có khoảng nhìn thoáng mát hơn. Thật ra hậu vị càphê là cần, nhưng khung cảnh cũng cần thiết nửa. Quán Cà phê “cơm cháy”nhìn ra phía vàm, tầm nhìn  được tỏa rộng ra họng vàm với cảnh trời nước nhấp nhô ngoài xa. Ngồi nhâm nhi cà phê, tôi có dịp thả mắt nhìn ra xa xa ngoài vàm kinh với ánh nắng bình minh rực rở lấp lánh màu hoàng nhạt, nghe cơn gió từ hướng vàm thổi vào mát rười rượi, hương thơm các lọài hoa miệt vườn trùm lắng một vùng sương sớm, nhìn những nhánh cây oằn trái với con chim chìa vôi chuyển cành, hót thanh thanh… đã làm tâm hồn tôi có những buổi sáng thư thái êm đềm. 
           Vào thời kỳ “Tự sản, Tự tiêu” các nông sản thực phẫm khộng được tùy tiện xuất tỉnh.Cái khung bó nầy đã làm cho tỉnh Bến Tre nói chung, Chợ Lách nói riêng thiếu lúa gạo. Con nước ngoài sông Cổ Chiên đổ về với lượng nước lớn dâng cao hơn mọi năm.Có nơi bị vở bờ bao cây trái bị thất mùa. Đời sống dân vườn bị chật vật lại khó khăn thêm. Năm đó lại có thêm nạn rầy nâu. Rầy sinh sôi đầy đồng. Thuốc trừ sâu lại không đủ cung cấp. Đất canh tác thì ít lại bị nạn sâu rầy. Đời sống mọi người ở đây đi vào cơn khủng hoảng lương thực. Các gia đình bắt đầu ăn độn cơm khoai hoặc bo bo. Gia đình chúng tôi chưa đến lúc phải thiếu gạo nhưng phải chuẩn bị cho một ngày sẽ đến. Chúng tôi cũng bắt đầu tập ăn độn cơm với chuối hoặc khoai lang.Má vợ tôi rất thương chàng rể chợ như tôi, bà sợ vợ chồng con cái tôi thiếu gạo ăn nên bà len lén mở nấp hủ gạo của gia đình tôi để xem chừng. Tôi biết được điều nầy vì hủ gạo vơi đi một ít là lại thấy vun đầy lên. Má nói với anh chị vợ tôi: “Tao có ba thằng rể nhưng sao tao thương thằng L quá bây…Tôi nghiệp nó dân chợ sung sướng từ nhỏ bây giờ về đây sống kham khổ quá…
              Ba vợ tôi thì cũng sợ tôi buồn, nên mỗi tối bước qua nhà tôi nằm chổ chiếc giường bên ngoài nói chuyện với tôi. Ông kể đủ thứ chuyện…từ cuộc sống cá nhân gia đình lúc còn nghèo phải đi chăn vịt chạy đồng. Qua năm tháng vất vã mới dành dụm được tiền mua mảnh đất cất nhà nầy với phần đất vườn quanh nhà với vài liếp vườn phía sau cộng thêm gần chục công ruộng. Sau nầy cậu khá giả hơn, mua thêm mấy chục công vườn ở Phú Đa. Nhờ các anh chị lớn cùng phụ lo gánh vác vườn tược, cậu lại mua thêm mấy chục công đất ruộng ở dãi cồn nằm sát sông lớn Cổ Chiên, cách khu nhà Cậu một con rạch chảy về hướng xã Vỉnh Bình. Sau khi anh Ba lập gia đình, Câu cho anh miếng ruộng nầy cùng miếng đất gần nhà để anh chị ba ra sống riêng.

             Qua các câu chuyện tôi biết được ba vợ tôi rất cần cù và châm lo cho gia đình.Vì quá kham khổ hồi tuổi trẻ nên Cậu bị bịnh lao phổi.Tôi thường nghe Cậu ho húng hắng trong khi nói chuyện đời với tôi mỗi đêm. Cậu bịnh phổi mà điều trị không tới nơi tới chốn vì sợ tốn tiền nhiều nên phổi Cậu bị như gần chai một bên. Cậu thường than vãng: Tiền vợ con làm bao nhiêu cậu xài hết…ngầm ý là tiền thuốc thang điều trị bệnh cho cậu.
         Trong hoàn cảnh khó khăn kinh tế như hiện giờ Cậu sợ tôi chán nản, có hôm cậu nói: “Trước đây đời sống miệt vườn thoải mái lắm. Nhà Cậu ngoài đất vườn còn có đất ruộng. Ruộng làm một mùa ăn đủ quanh năm.Trái cây quanh nhà đủ cho thức ăn hằng ngày, còn vụ mùa chôm chôm thì dư thùa để mua phân và sấm sửa…Tình trạng nầy chắc tạm thôi con …rồi sẽ qua đi…”. Nghe cậu nói thì tôi cũng biết vì từ ngày cưới vợ đến nay, vợ chồng tôi cũng nhiều lần đem con về ăn Tết hoặc giổ quảy.
           Thưở ấy….Khi cơn gió chướng thổi... đem cái lành lạnh, hiu hiu về miệt vườn. Sáng sớm sương phủ trùm một vùng trời cây trái với những giọt óng ánh trên tàu lá dừa. Cây cóc gần đó như trụi lá còn trơ những trái cóc xanh bóng. Cây mận hồng đào xà nhánh với chùm trái đỏ ao. Cây cam, cây quit, cây xoài, chôm chôm cũng oằn trái trên từng nhánh. Dòng sông trong veo gờn gợn cơn sóng nhỏ, dề lục bình tấp lại bên dòng nơi đám chà ven sông cũng bắt đầu nở hoa tim tím. Khung vuờn bây giờ tất cả mọi thứ cây đã đơm hoa kết trái vào mùa. Cây mai già trước sân nhà mà Cậu nảy lá mấy hôm trước đã đơm đầy nụ vàng…Mấy dàn vĩ bánh phòng bánh tráng đặt trên các giàn giá trỏ mình khô chờ các chị vợ tôi xấp vào giá treo trong nhà…Tất cả sẳn sàng cho ngày Tết…ngày Xuân vui chơi hạnh phúc.
    
          Dân miệt vườn sống thoải mái : Ăn nhậu, đờn ca hát xướng trong các ngày Tết, các vụ lể lộc, gả cưới rất ròn rả. Mỗi lần về đây là tôi say nhừ với những ly rượu đế sủi bọt, có khi phải giả say để các chú, các anh hoặc các cháu khỏi nài ép. Xung quanh là cây nhà lá vườn, ao cá, mương cá. Khoảng sân- liếp vườn… gà vịt đầy đàn chạy dọc chạy ngang sợ gì mà thiếu mồi. Các chị vợ tôi rất tài giỏi, gà mới kêu oan quắc đó thì có món xào, món luột từ đồ lòng gà vịt cộng với dỉa rau thơm, một xị đế, mấy chung nhỏ…Tôi thích nhất là món gà làm gỏi với cây chuối hột con….Tất cả…! Nâng ly-Uống cái ực cạn ly… Gấp mồi …Khà khà mấy cái…Đã quá chừng…! Đêm đến thì bên chiếu các ông bài cào, xì dách, bên chiếu các bà đánh tứ sắc. Ngoài bàn thì các người ăn nhậu chưa chịu thôi còn nâng ly, có vị nào đó ngà ngà say lớn tiếng cười reo. Đêm qua nhanh…Đêm cạn tình cạn nghĩa bà con lối xóm. Đêm miệt vườn với cơn ngủ ngầy ngật hơi men. Miệt vườn không vội vả như miệt chợ bon chen. Miệt vườn gần nhau thân tình chia xớt. Miệt vườn mời giổ đám thì mọi người xách theo một hoặc hai chai đế. Miệt vườn uống rượu xã láng tình thâm. Miệt vườn với ánh đuốc lá dừa quật quờ đi trên đường đất, leo qua cầu cây, đôi khi vì chếch choáng hơi men đã rớt ùm xuống xẻo rạch lò mò bò lên, có khi xỉn quá leo lên bờ không nổi cứ nằm loi ngoi dưới nước chờ bà con nhà gần đó kéo lên. Miệt vười ngoài vàm kinh những chiếc thuyền câu lúc lắc với chiếc đèn chông mờ mờ đớm nhỏ…Miệt vườn đêm ngủ chập chờn nghe máy đuôi tôm chạy phành phạch ngang nhà. Miệt vườn nghe bình bịt những trái xoài chín bị dơi ăn rớt trước sân. Tôi có một thời gian sống thuở ấy như vậy ở vùng quê miệt vườn Chợ Lách.
             Miệt vườn bây giờ đang lấn cấn vì miếng ăn bởi hoàn cảnh mới đầy khắc nghiệt. Với hoàn cảnh khó khăn đó, vợ tôi mới sinh thêm đứa con gái được vài tháng lại phải ra ngoài chợ chồm hỗm ở vàm kinh để bán bánh mì thịt. Từ thời con gái cho tới đì làm công chức ở bệnh viện rồi lấy tôi làm chồng, vợ tôi chưa bao giờ vất vả với miếng ăn như hôm nay.Vợ tôi phải thức sớm lo xếp đặt công việc, cho con bú no để ra chợ và trở về lúc khoảng gần trưa với một mớ thịt cá nhỏ nhoi cho buổi ăn trong ngày. Chợ ở đây nhóm chỉ lưa thưa và tan rất sớm.Tôi ở nhà nằm võng ru giử đứa con nhỏ:

Gió mùa thu ba ru con ngủ
Má chưa về con bú ngón tay
Dỗ con ba hát thật dài
Câu thơ dạ cỗ thật mùi hoài lang*
“Từ… là từ… phu tướng…sắc phong… sắc phong lên đàn
Vào ra ngóng trông tin chàng…năm canh mơ màng…Vì đâu yến nhạn lìa đôi… í…a…í…a.”

           Thời gian sau đó, tôi và anh vợ tôi cũng bắt đầu đi buôn với những chuyến ghe lên Vỉnh Long bán trái cây đổi gạo về, có lúc xa hơn nửa… chở trái cây lên Sài Gòn.Tôi bắt đầu với đời sống thương hồ. Những đêm nằm dưới ghe nghe sóng vỗ mạn thuyền lách tách, nghe sương giá trùm người, nghe tiếng máy đuôi tôm xoành xạch đẩy con thuyền đi trên dòng sông bao la nước cuộn chảy. “Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ”. Tôi ngồi trước mủi ghe nhìn Sài Gòn từ phía ngoài sông đỗ vào bến Chương Dương.

           Cuộc đời có những điều không ước muốn mà đến. Sự chìm nổi cuộc đời chẵng hẹn mà bị cuốn vào…Cuộc đời thương hồ lại gảy khúc vì chánh sách “Tự sản, Tự tiêu” càng thắt chặc.Các chốt trạm kiểm soát ở Tiền Giang là những hung thần, sát thủ với người dân sống bằng nghề trên sông nước. Tôi lại sống với những ngày kế tiếp khó khăn với miệt vườn…cho đến khi rời bước khỏi quê hương. Miệt vườn từ đó ở trong hồn tôi, ký ức tôi một thuở tạm dung nhiều kỷ niệm buồn vui.

   














No comments:

Post a Comment