CHƯƠNG
10
Đứa em rể là người
đứng ra bảo trợ cho gia đình tôi ra đón gia đình chúng tôi ở phi trường San-Francisco.
Sau khi làm một vài giấy tờ , chúng tôi được đúa em rể đua ra ngoài bãi đâu xe.
Tôi nhìn bao quát những ngôi nhà cao nhiều tần trên những con đồi cao, những khối
nhà trán lệ cao sừng sửng. Tôi thực sự đứng trên một đất nước mà rước đây tôi
nghĩ dể gì mà đến được. Chúng tôi ngồi trên chiếc xe chạy trên đường với dòng
xe tấp nập. Cái không khí ồn ào nhưng thật sự rất bình yên, trật tự. Cả gia đình
chúng tôi cùng nhìn đất nước Mỹ qua khung cửa xe trong dòng xe như không ngớt
trên các nẻo đường. Đêm đầu tiên ngủ trên chiếc nệm dầy êm ả, với sự tỉnh lặng
bao quanh, không có tiếng chó sủa, không nghe tiếng gà gáy vào khuya, không
nghe những tiếng động khua của lối xóm. Cái êm ả trong giấc ngủ chập chờn, có lúc
sâu thẫm với cơn mơ động nảo bởi những ký ức thãm sầu hằng sâu trong tâm thức.
Buổi sáng thức dậy.Tôi thấy mình thật sự ở một cảnh giới bình yên và một tương
lai tốt đẹp cho đời tôi và các con tôi .Chúng tôi thật sự thoát mọi vòng kềm tỏa
và sự phân biệt đối xử của những con người chiến thắng rất tình cờ của thế trận.
Xin cám ơn Trời Phật. Xin cám ơn Đấng Thiên Liêng đã cứu rổi đời tôi và gia đình
tôi.
BẤM ĐỌC TIẾP
Nhờ
sự giúp đở tận tình của đứa em rể. Gia đình tôi đã mướn được một nơi ở. Với tiền
tài trợ của chánh phủ Mỹ, chúng tôi có được một số tiền và phiếu thực phẫm để sống đủ cho mỗi tháng. Các con tôi được ghi
danh đi học.
Tôi
bắt đầu ngay công việc đi làm thuê sau một tuần kể từ ngày đến Mỹ. Được sự giới
thiệu của một người đồng hương quê ở Trà Vinh, tôi đi làm nghề phụ cắt cỏ cho một
người quen của anh ấy. Buổi đầu đi làm việc, buổi đầu tôi gặp một tên thô lổ, hợm
người. Tôi suýt nữa đánh hắn một cái cây cào đất khi nghe hắn chưởi thề văng tục
trong lúc tôi đang cố sức gồng thân để hoàn tất công việc không nghĩ ngơi từ sáng
đế xế chiều. Tôi nói với anh đồng hương về vụ việc và tôi sẽ không đi làm nữa. Ôi!
Cái buổi đầu tiên giáp thân với một thằng trước đây chẵng ra gì nhưng nhờ qua
trước mà lên mặt! Ôi! Buổi đầu tiên đổ mồ hôi trên đất Mỹ…!
Nhận
thấy một điều cần thiết để sinh tồn trên đất nước mới.Tôi cùng vợ tôi ghi danh
vào các lớp học Anh Ngữ ở một trường Trung Học gần nơi cư ngụ cũng là nơi các
con tôi học ban ngày.
Với số
tiền trợ cấp không dư để gia đình muốn có một chiếc xe và các con tôi có những
bộ đồ mới hơn. Vợ chồng chúng tôi tranh thủ tìm việc làm để có thêm thu nhập.
Nhờ các em tôi bên Úc phụ giúp tiền. Chúng tôi mua được cập máy may và máy vắt
sổ. Chúng tôi tìm nguồn cung cấp để may gia công. Nhờ đứa em rể giới thiệu, tôi
vào làm việc ở một cái chợ Á Đông. Công việc may gia công để vợ tôi tư làm lấy.
Mổi ngày tôi phải thức sớm đề đón xe bus đi làm và chiều tối đón xe bus đi về.
Phía đối diện với chổ trạm xe bus là một nhà hàng ăn uống. Hơn tám giờ tối sau
một ngày làm việc mệt mõi ở khu bán thịt trong chợ, tôi thấy cơn đói oặn lòng.
Tôi nhìn bên kia đường những cập người dìu nhau vào nhà hàng ăn uống. Còn tôi lại
đứng dưới trời đông trong cơn đói. Nước mắt tôi chảy ra.Tôi tự nghĩ “Nơi đất hứa
nầy” sao mà cơ cầu cho đời tôi như thế nầy.
Sau hơn 2 tuần làm việc ở khu chợ, tôi
bị cảm vì vào thời tiết mùa Đông mà phải chui vào các phòng đông đá, phải chạm
tay với những cây thịt lạnh. Sau 2 ngày nghỉ không báo trước vì nhà chưa mua đường
dây điện thoại. Khi trở lại, bà chủ chợ kêu tôi lại và đưa tôi nhúm tiền công của
2 tuần làm việc.Tôi có nói với bà chủ cái lý do…nhưng bà ấy vẫn lắc đầu. Hôm đó
tôi về nhà với một nỗi buồn thứ hai của công việc làm trên đất Mỹ sau cái việc đi
làm phụ nghề cắt cỏ.
Tôi lại ở nhà với vợ tôi trong công việc cũ
và mỗi đêm đi học ESL ở trường Trung Học gần nhà.
Qua suốt
một mùa đông lạnh giá nơi xứ người.Tôi lại ăn một cái Tết đầu tiên nơi đất khách.
Hôm 30 Tết vợ tôi nấu một mâm cơm cúng ông bà.Tôi gọi phone qua Úc để hỏi thăm
ba tôi và chúc Tết đến ba. Ba và em gái út qua Úc hơn 8 tháng qua theo diện bảo
lảnh của mấy đứa em bên đó. Nếu má còn sống chắc má cũng cùng đi trong chuyến nầy.
Mỗi lần có dịp gọi phone ba đều than buồn và nhớ mấy đứa cháu còn lại ở Việt
Nam. Mấy đứa em bên đó và tôi khuyên ba ráng ở cho đủ một năm khi vô quốc tịch
rồi hẳn về. Ba ừ hử nhưng lòng vẫn mong ngóng thở than. Không ngờ lần gọi chúc
Tết cho ba lại là lần cuối cùng nghe được giọng nói của ba. Sau Tết ba ngã bệnh
phải vào nhà thương giải phẩu. Thời gian nầy tôi và đứa em gái thứ Năm bên đó thường
liên lạc với nhau. Nhờ đứa em gái mà tôi đã biết tình trạng của Ba qua từng hồi,
từng lúc, cho đến phút cuối của đời Ba. Ba bị căn bệnh nầy chắc đã lâu. Hồi còn
ở Việt Nam, có lần ba bị đau nơi vùng lá gan. Cơn đau nhức đã làm ba oằn người
chảy nước mắt. Lúc đó tôi không biết phải làm thế nào và không biết rỏ nguyên
do từ đâu làm ba đau như vậy.Tôi lấy dầu gió thoa bụng cho ba vì tôi chỉ nghĩ đó
là cơn đau bụng. Ba nói với tôi chở ba đến nhà ông thầy Năm Y chuyên châm cứu.
Tôi kêu xe kéo đem ba đến ông thầy ấy. Không biết ông thầy làm thế nào, nhưng ba
đỡ đau và khi về đến nhà thì khỏi hẳn. Sau đó ba ổn định suốt một thời gian dài
cho tới lúc ba sang Úc. Hôm ba đến nhà đứa em thứ Sáu chơi, khi bước vào nhà tắm
để đi tiểu. Ba bị trượt chân gần té, nhưng ba gượng được. Khi đó ba nghe có cái
cảm giác một tiếng vở nhẹ bên trong chổ lá gan và đau nhói trở lại. Các em đem
ba vào nhà thương khám bệnh. Bác sĩ cho chụp quang tuyến. Kết quả, bác sĩ nói là
trong bao tử ba có khối u và đề nghị mỗ. Khi mổ ra họ mới hay khối u đó là từ lá
gan. Một cục máu bầm cứng ở một gốc lá gan lấn u qua bao tữ. Bác sĩ nói lá gan
của ba bị vỡ rất lâu rồi, nhưng không biết tại sao lại không bộc phát bệnh. Tôi
nghĩ chắc lần đau hồi ở Việt Nam trước đây là do nguyên do đó, nhưng nhờ châm cứu
nên giử yên được cho đến bây giờ. Bác sĩ có xin lổi về sự nhầm lẩn đó. Nhưng sự
việc đã rồi. Bác sĩ nói nếu cắt khối u đó hay không cắt thì ba sẽ không sống được
qua 6 tháng vì các phần còn lại của lá gan bầm hết không còn cách nào chữa được.
Mấy đứa em gọi điện thoại sang hỏi ý kiến, tôi
nói còn nước còn tát, cứ mổ đi may ra còn cứu được ba. Các em thuận ý và ký
giấy tờ cho bệnh viện lên ca mổ cho ba lần thứ hai. Sau lần mỗ sức khoẻ ba xuống
dần. Các em tôi không dám hé môi về việc bác sĩ đã nói về ba. Các em chỉ chụp ảnh
kỷ niệm và luôn an ủi ba. Qua mấy tuần lể sau đó. Khi ba nhìn đôi bàn chân mình
bị sưng lên. Ba nói: Bàn chân bị
sưng…chắc ba không qua khỏi rồi! Chắc “Xí” (Chết)…Các em đứng vây quanh ba
rơi nước mắt và nói: Ba ráng đi, tụi con
lo hết mình cho ba. Ba nhìn đàn con cháu vây quanh bên giường bệnh rồi nói:
Ba đã dành hết cuộc đời ba để cho các
con. Bây giờ các con ráng lo cho ba. Ba muốn chửa bệnh bằng thuốc Đông Y. Các
em tôi lén đưa bác sĩ Đông Y vào nhà thương bắt mạch và kê thuốc cho ba vào các
buổi tối.Thuốc thang được đứa em thứ 5 của tôi đun nấu ở nhà và mang vào bệnh
viện cho ba uống cũng trong các buổi tối. Uống thang đầu ba nói hơi khoẻ và ngủ
được. Nhưng những thang kế tiếp chẳng làm cơn đau của ba dịu bớt chút nào. Cơn đau
nhức và mất ngủ làm cơ thể ba héo dần.Vài tuần kế tiếp… ba gần như cạn kiệt sức
lực. Các em và các cháu gọi nhau cùng vào nhà thương.Thấy ba nằm gần như liệm
chết. Các em nói: Ba ơi! Ba có nhắn gì
lại cho các con không? Ba cố mở mắt và nhìn một lượt các con cháu đang đứng
vây quanh và nói: Ba cầu chúc cho các con
ở lại bình yên và nhớ ráng yêu thương đùm bọc lẩn nhau. Nói xong ba nằm yên
khép mắt. Hơi thở ba chợt đứt.Trái tim ba ngừng đập. Ba đã an giấc nghìn thu…!.
Các em tôi òa lên khóc, miệng kêu: Ba ơi!
Ba bỏ tụi con rồi…!
Ngày ra đi của má, tôi không nhìn được mặt
má lần cuối. Ngày ra đi của Ba, tôi cũng không được đến bên giường ba. Điều nầy
khiến tôi luôn chảy nước mắt khi bất chợt nghĩ đến ba má, cả những khi đang lái
xe một mình. Má ra đi quá nhanh tôi không về kịp. Còn Ba…Tôi có thể sang đó nhưng
lại không dám đi vì mới qua Mỹ không hiểu luật lệ.Tôi đã mất cơ hội sang Úc để
gặp mặt ba lần cuối. Sau nầy
khi biết được lúc đó tôi có thể sang gặp ba thì đã muộn. Điều nầy làm tôi ân hận và đau xót vô cùng.
“Ba má ơi! xin tha tội cho con.
Đứa
con mà ba má thương yêu và khổ tâm lo lắng từ lúc bé cho tới tuổi trưởng thành.
Cuộc bể dâu đời của con sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 đều có ba má cùng chia xót.
Ba má đùm bọc vợ con con và cả con trong những ngày tháng tù tội. Con chưa có lần
được báo đáp công ơn với ba má, cho đến ngày cuối của ba má con cũng không có mặt
để chít khăn tang cuối lạy ba má, để đưa ba má đến nơi yên nghĩ nghìn thu…”
Phút cuối đời ba
Mấy chục năm ba gánh
gồng cơm áo
Nuôi đàn con khờ
dại... bã đôi vai!
Chín đứa đeo gánh
nặng tháng năm dài
Ba vẫn vững bàn chân
ba bước tới
Từng bước gian nan
cuộc đời trôi nổi
Ba vửng tay chèo
chống thoát gian nan
Cuộc đời ba luôn ân
nghĩa vẹn toàn
Nên phút cuối yên
bình như gió lặn
Thoáng buồn buồn nằm
trên giường bệnh
Nhìn đàn con, đàn
cháu đứng vây quanh
Có lẻ ba còn luyến
tiếc ân cần
Sợi tình cảm chưa
muốn đành đứt đoạn
Lời cuối cùng ân cần
ba căn dặn
Ráng giử tình gia
huyến nghĩa anh em
Ráng sống với đời
sống cho thật hiền
Đem ân đức hòa mình
cùng nhân thế
Ba khép mắt thật bình
yên lặng lẻ
Tiếng buồn con cháu
òa khóc quanh ba
Cả đời ba cho...ba cả
đời chưa nhận
Ba đi rồi...nhẹ thoát
cuộc đời xa
Trái tim bao dung giờ
đây ngưng đập
Đôi mắt nhân từ khép
kín hàng mi
Thân xác lạnh toát
hơi xa biệt tịnh
Hồn thiên di phù thế
biệt từ đây
Mới phút giây
gần...giờ xa miên viễn!
Hồn lên mây...xác
cứng lạnh buông xuôi
Hai cõi sống, chết
liền nhau chấp chới
Mà nghìn trùng chẵng
nối được tâm hơi!
Xin khấn vái hương
hồn ba siêu thoát
Xác thân ba tro bụi
gói hương linh
Xa quê hương ...ba sẽ
trở lại gần
Mảnh đất cũ bên mộ
phần gia tộc
Trong những ngày ở Úc Ba lúc nào cũng nhớ đến mấy đứa cháu còn ở lại Việt Nam.
Ba rất mong được về lại Việt Nam để thăm tụi nhỏ. Ba dặn dò từng việc rất tỉ mỉ,
không quên đều gì…Trong một bức thơ viết về cho đứa em thứ Bảy. Ba đã bày tỏ nỗi
lo lắng và nhớ nhung của Ba như sau.
Sydsney Ngày 10/5/1989
Tuyết
Anh con, Ba dặn con vụ mua bán vàng, con không rành đừng có làm, để cho Trạch
làm ăn cũng được rồi.Dành dụm tiền bán đệm, chiếu giỏ thúng v…v.Gần Tết Ba gởi
tiền về cho con, Sang, Bên xài Tết, sắm đồ cho con con. Nói Hia Sang, Bên làm
ăn tà tà được rồi, cũng phải coi theo tình thế. Ba đứa con viết thường xuyên
cho Ba biết tình hình ở nhà ra sao.Con nói lại hia Sang bán xăng dầu phải kỷ
lưởng một chút.Nếu đường bay Úc có đến VIệt Nam thì Ba sẽ về thăm các con vài
ba tháng.Có lẻ năm 90 là có lẻ có, bởi vì Ba đi họp, phần về dể. Năm nay trên
mình có ai về ngoại cúng má không? với Bà Nội ở Trà Sấc(Long Hiệp).Trước khi Ba
đi có, đưa tiền cho hia Hai mua vôi quét mã cho má, ông ngoại bà ngoại. Ba ở với
chế Ánh, chế lo cho ba đủ điều hết. Ở bên nầy ba nghe nói ở Việt Nam phát
hành giấy $10,000 phải không? Xe hia Bên còn chạy khá không? Vợ Bên cho con ăn
đồ ăn khá đi, ăn ít nó ốm. Tết ba gởi tiền về cho con lo cho mỗi đứa:Thùy
Phương, Cu Tèo, Thùy Dương,Thùy Duyên, Anh Đào, Tuyết Oanh. Bé Thùy làm dâu.Hữu
Trung nôi nhớ các cháu lắm, ít ngày nữa, gởi giấy bão lảnh về cho ba má đề làm
thủ tục.Cô Ba có khỏe không? viết thơ cho ba biết.
Tết ba cũng gởi tiền cho cô Ba, cô Bảy ở Len, Ý Hai Cầu Ngang.
Đem sau
Cuối thơ,chúc các con vui vẻ khoẻ mạnh. Mấy
em bên nây cũng khoẻ hết.
Ba của các con
T.Anh cho biết giá vàng 1 chỉ là bao
nhiêu.
Di bút của Ba
Qua Tết
ít lâu, tôi lại bương chảy đi làm. Gia đình của một đồng hương cùng quê đến thăm
tôi, đã gợi ý đi phụ làm cỏ với anh, anh sẽ trả công cho tôi mỗi ngày $50 đô.
Nhà anh ở xa. Tôi lại chưa có xe. Anh hứa bán chịu chiếc xe cũ của anh và tôi
chỉ trả dần không hạn định. Được dịp nầy tôi nhận lời. Với tiền xe chỉ $700 đô,
tôi sẽ hoàn tất cũng rất dể. Mới có bằng lái, chưa quen chạy đường ngoài xa lộ,
tôi rất lo ngại. Anh hứa giúp đi theo tôi vài ngày cho quen đường.
Sau vài ngày tôi quyết định lái xe một mình. Tôi
ghi chú đầy đủ chi tiết lối ra và lối vào để đến nhà anh. Trước ở Việt Nam tôi
có thời gian lái xe đò nên tôi tự tin mình có thể lái xe một mình đến nhà anh.
Lúc đi thì sớm, lúc về thì đã quá chiều nên lưu thông trên xa lộ ít tấp nập. Chỉ
trong vài ngày, tôi đã rất vững vảng trên tay lái chứ không còn phập phồng lo sợ
như mấy ngày đầu.
Công
việc của tôi là phụ đổ rác và dung máy thổi để gom rác trong các công việc mà
anh gọi là maintenance. Anh lo cắt tỉa cây hoa, vợ anh dùng máy cắt cỏ. Anh nói
mỗi ngày phải làm khoảng 5 đến 8 căn nhà tùy theo gần xa. Mỗi căn nhà phải làm
nhanh gọn cở nửa tiếng. Tôi phải rang chạy việc theo hai vợ chồng anh mệt thở dóc
bởi lẻ chưa quen việc. Lâu vài tuần tôi coi như đuổi kịp công việc gọn và
nhanh. Vợ chồng anh nhìn tôi cười vui và có vẻ hài lòng vì thấy tôi cố gắng. Những
ngày còn lại là làm Big Job đây là công việc trồng sân cỏ mới, làm rào, đổ xi măng.
Công việc nầy đòi hỏi phải đổ mồ hôi nhiều vì phải đào xới sân cỏ cũ, vun vén đổ
lên xe đi đổ rác. Anh chỉ tôi đào mương và anh lấp đặt đặt ống nước. Anh chỉ tôi
dung cái cào to khỏa lấp khoảng sân cho bằng phẳng và sau đó khuân những cuộn cỏ
to trãi lấp cho đầy sân. Mọi công việc làm dường như tới tấp. Tôi rất mệt, nhưng
thấy vợ chồng anh làm việc cũng liền tay nên tôi cũng cố mà theo. Công việc nầy
mới mấy ngày đầu, tôi nản muốn bỏ việc vì quá mệt, nhưng đã trot nợ chiếc xe, tôi
đành cố gắng làm. Buổi chiều lái xe về nhà với cái rêm nhức khấp cùng cơ thể. Từ
nhỏ đến giờ tôi chưa lúc nào làm việc cực nhọc như lúc nầy, cả những khi đi hành
quân lúc còn thời làm lính năm xưa. Vạn sự khởi đầu nan, riết rồi tôi cũng quen
việc. Cơ thể con người luyện tập với nặng nhọc rồi cũng thích nghi. Vã lại vợ
chồng anh cũng tỏ ra rất quý mến tôi vì anh hiểu về gia cảnh gia đình tôi cũng
khá giã và bản thân tôi cũng là một sĩ quan của chế độ cũ. Ngoài ra ba má tôi và
ba má anh cũng là chổ quen biết nhau.
Hơn 6 tháng tôi đã hoàn trả cho anh đủ món
nợ xe và tiếp tục công việc cho đến gần một năm thì tôi bị cụp xương sóng khi đang
khiêng một vật khá nặng.Tôi phải nghỉ vài ngày mới khỏi và đi làm tiếp tục công
việc. Liền tới thì tôi lại bị bệnh lên máu. Bác sĩ khuyên tôi nên ăn uống kiêng
cử, uống thuốc đều và không nên làm công việc quá nặng nhọc. Tôi báo tin với vợ
chồng anh sự việc và xin nghĩ làm. Vợ chồng anh bạn hỏi tôi có phiền hà gì không,
nếu có thì cho biết.Tôi xác nhận là tôi nghĩ vì sức khoẻ chứ không có gì phiền
hà.
Thế là
tôi lại tiếp tục giúp một tay với vợ tôi may đồ lố. Nhận biết sống ở xứ nầy mà
không biết tiếng Anh thì như câm. Tôi bàn với vợi tôi đi ghi danh học ESL ở một
trường Đại Học Cộng Đồng vào ban đêm. Các bạn quen nói: “Đi học còn được tiền phụ cấp của chánh phủ, sau khi trừ chi phí còn dư
ra rất nhiều đi… đi kẻo uổng”. Lúc trước chúng tôi có học một khóa ESL ở trường
Trung Học gần nhà nên hâm hở đèo nhau đi ghi danh, làm test để xếp lớp học. Hồi
còn Trung Học ở Việt Nam tôi học môn Anh Văn thuộc loại sinh ngữ 2 dù không ra
gì nhưng cũng kha khá, nên được xếp trên lớp với vợ tôi.
Nhờ đi học, tôi có nhiều bạn, có người qua
trước, có người qua sau. Có người nhắc tôi nên cố gắng học Anh Văn cho khá để tiến thân. Có người chỉ
vẻ tôi đi kiếm thêm việc làm. Thật ra với số tiền trợ cấp thì chỉ đủ chứ không
dư để lo toan nhiều việc khác, như những lá thư từ thân nhân bên nhà. Mặc dù
gia đình chúng tôi cả hai bên không ai đòi hỏi gì cả, nhưng với tinh thần đùm bọc
chúngtôi luôn ngĩ phải co đồng dư nào đó để gởi về trong các dịp Tết học có ai đó
ốm đau.Với cái tâm trạng đó chúng tôi và cả cộng đồng người Việt bên nầy ai cũng
lo toan bươn bãi đi làm, có khi đôi ba việc một ngày.
Được một anh bạn cùng lớp giới thiệu, tôi bắt
đầu với công việc mới ở một nơi sản xuất khô bò. Nhân công sản xuất chỉ có tôi
và anh bạn. Ông chủ là một
người trung niên đi du học trước năm 75 và kẹt lại bên nầy. Chúng tôi gọi ông
chủ là chú Chương. Chú rất tử tế và tỏ ra rất tôn trọng chúng tôi.Chú nói: “Mình là anh em với nhau , em coi hai anh như
người nhà, em làm ở một công ty của Mỹ, chổ nầy là của ông già vợ của em, ổng
làm không khá, ổng bỏ, em giử lại làm thử xem sao ”. Hằng ngày chỉ hai người
chúng tôi làm hết tất cả các công đoạn, đóng gói, dán nhản, vài ba hôm chú ghé
lấy và đem phân phối đến các chợ Việt Nam. Công việc làm ăn của chú xem ra chỉ
tạm đủ cho các chi phí chứ chưa có sinh lời.Chú hy vọng sẽ cải tiến sảm phẫm để
vào thị trường Mỹ,chú nói: Em sẽ cố gắng
vô các chợ Mỹ, lúc đó chắc sẽ khá, các anh ráng giúp em nha…
Lúc
nầy nhờ có tiền từ việc làm, có dư ra từ tiền trợ cấp học cộng thêm tiền công của
chiếc máy vắt sổ và chiếc bàn máy may.Tôi mua thêm một chiếc xe cũ để vợ tôi đi
giao và lảnh hàng.
Trong sự
giao tiếp về lâu, tôi cảm nhận cái tình đồng hương ở xứ nầy dường như xa cách, không
ấm áp như mình tưởng mà đôi khi còn cay độc
với lòng ganh tị, so đo…. Kẻ qua trước thì vênh vênh tự phụ kinh rẻ kẻ tới sau.
Học được một mớ chữ, biết nói đôi ba câu tiếng Mỹ thì cứ bi bô trọ trẹ luôn mồm.
Có một lần xe tôi bị hư và đến cái shop sửa xe của đứa em rể bà con đang làm công
ở đó. Trong lúc chờ đợi, tôi mon men đến một tiệm rượu để mua một tấm vé số cạo
để cầu may…sau khi cạo xong, tôi không biết vé mình có trúng hay không vì đây là
lần đầu tôi thử chơi. Thấy anh chàng đứng sau quầy giống người Việt, tôi vui vẻ
hỏi anh ta bằng tiếng Việt về cách chơi. Anh nhìn tôi rồi nói: No Vietnamese…Tôi hụt hẩn và nhìn anh
cho rỏ…Tôi nghĩ có lẻ anh là người Tàu chăng? Liền đó tôi nghe tiếng một ngưòi đàn
bà gọi réo từ phía sau nhà: Ông nội ơi!…. Ông làm gì ở ngoài đó.Chuyện tôi nhờ ông
sao không làm. Anh ta nhìn
tôi bẻn lẻn và nói: Để anh vô làm mà…”…Tôi bực tức đi ra ngoài với tiếng chưởi thề
trong cổ họng…
Cuộc sống tạm thời êm ấm trôi qua. Một hôm
trong một buổi chiều lúc đi làm về, vợ tôi cho tôi xem một lá thư của Sở Xã Hội
hẹn gặp gia đình tôi để trả lời đơn tố cáo gian lận khai báo. Suốt mấy ngày vợ
chồng tôi ăn ngủ không yên và suy đoán bao nhiêu đều về việc nầy.,. không biết
ai đã tố cáo và tố cáo việc gì. Đúng ngày hẹn, chúng tôi đến Sở Xã Hội và gặp một thanh niên còn rất
trẻ phụ trách để tra hỏi gia đình tôi về cái đơn tố cáo. Sau khi ngồi vào bàn,
chú thanh niền nầy tự giới thiệu về mình: Cháu
là sinh viên còn đi học, cháu làm việc bán thời gian ở đây và cho tôi biết có
người tố cáo cô chú, có thu nhập từ việc đi làm hảng khô bò và may gia công ở
nhà …Chúng tôi thật sự hết sức bối
rối và lo lắng nhưng vẫn giử thái độ bình tỉnh. Có lẻ chú cũng đoán được đều gì
đó nhưng chú liền trấn an vợ chồng tôi ….Chú từ tốn nói: Đơn
tố cáo không có chữ ký và ẩn danh…cô chú đừng lo…nhưng vì nhận đơn nầy, theo
nguyên tắc cháu phải mời cô chú tới để hỏi…Tôi nghĩ có lẻ chú thanh nên nầy là người tốt muốn giúp đở
gia đình chúng tôi nên mới gợi ý như vậy.
Chúng tôi đã yên tâm và trả lời trả lời: Chúng tôi không có làm việc như đơn tố cáo. Chú đưa miếng giấy và nói:
Cô chú viết vào đây với lời xác nhận là
không có việc ấy và ký tên để tôi đóng hồ sơ…Vợ chồng tôi ra về. Tôi nghĩ, ít ra tôi cũng nhận được sự giúp
đở của một người đồng hương.Cái tình người Việt Nam với nhau vẫn còn ở xứ lạ
nầy.
Qua biến cố đó gia đình tôi rất lo sợ sẽ bị Sỡ
Xã Hội theo dỏi nên phải dời nhà đi khỏi cái xóm đường Pinto nơi cư ngụ đầu tiên
của tôi trên đất Mỹ gần hơn 2 năm qua. Tôi nghĩ có một gia đình đồng hương nào đó
đã tố cáo gia đình chúng tôi chắc với ganh tị nào đó…?
Từ ngày dời về chổ ở mới, tôi vẫn còn đi làm với
hảng khô bò. Vợ tôi tiếp tục lảnh may đồ lố.
Nhân
lúc cần người giử em bé. Chú Chương nhờ tôi tìm xem có ai giử dùm hai đứa con
của chú vì vợ chú có việc làm trở lại. Buổi chiều hôm đó, sau khi đi làm về, tôi
bàn với vợ tôi về vụ giử baby.Vợ tôi đồng ý.Từ đó mỗi sáng tôi chở vợ tôi đến
nhà chú Chương và đi đến hảng làm cũng thuận đường. Tối tối chúng tôi đến trường
để học Anh Văn. Con đường chuẩn bị cho một
ngày nào đó… chúng tôi sẽ từ bỏ món tiền trợ cấp để đi làm. Tôi nghĩ mình phải đi
với bàn chân mình và không nên dựa vào tiền trợ cấp mãi. Nhiều người thân qua
trước cũng khuyên tôi như vậy. Có đi làm, có income thì đời sống sẽ thoải mái hơn
và sau nầy có thể mua nhà, mua xe mà không cần phải nhờ người nầy người nọ đứng
tên dùm. Đang lảnh trợ cấp mà có thêm lợi nhuận từ việc đi làm chui là bất hợp
pháp. Sau 4 năm lảnh trợ cấp. Sau hơn 3
năm mài mò nơi lớp học. Năm 1992 tôi thực sự tìm việc làm. Tôi bây giờ có thể
trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, mặc dù không lưu loát lắm nhưng cũng đủ để tôi
nhận được cái job đầu tiên ở một cơ sở làm thiết bị điện tử ở cách nhà khoảng hơn
45 phút láy xe. Công việc của tôi là một người đứng trên dây chuyền sản xuất ở
hảng Solectron. Điễm đứng của
tôi là dung cái máy xiết óc tự động để xiết 4 con óc trên cái một bản thiết bị điện
tử. Tôi đã hoàn thành tốt sau mấy ngày thử việc. Nơi đây tôi gặp vài người Việt,
nhưng họ cố lánh mặt tôi trong những giờ nghĩ giải ;lao hoặc những buổi ăn mặc
dù tôi muốn gặp họ để mong chỉ dẩn cho cách ứng xử trong hảng. Có lần tôi mon
men đến một anh bạn trẻ để gợi chuyện, anh nói lấy lệ với tôi rồi kiếm cớ bỏ đi.
Ban đầu tôi hơi thắc mắc, tại sao người
mình với nhau sao họ lại đối xử với mình như vậy? Sau nầy tôi biết được là
họ không muốn người ta biết mình là người Việt nên không muốn nói tiếng Việt nơi
sở làm.Tôi quan sát đa số nhân viên ở đây là người Mỹ và Phi, người Việt rất ít.
Buổi nghĩ giãi lao, tôi ngồi một mình với
nỗi buồn ray rức. Người Việt có là gì xấu hổ…Tại sao họ lại sợ như vậy. Trong lúc
đó bọn người Phi Luật Tân họ nói với nhau bằng tiếng của họ. Mặc cãm ruồng bỏ
chính nguồn gốc nầy có từ đâu? Tôi đâm khinh họ hơn và thu người tôi trong gốc
vắng của phòng ăn. Cho đến một hôm tôi gặp lại một người bạn học cũ nơi phân xưởng
của tôi đang làm. Người bạn nầy trở lại làm việc sau thời gian nghĩ phép. Ở ngoài
bãi đậu xe, chúng tôi nhận ra nhau và nói chuyện ríu rít. Khi vào làm việc ở công
đoạn kiễm tra và đóng gói, người bạn ngồi gần tôi trong dây chuyền. Tôi có dịp
rỉ rả nói với người bạn nầy. Người bạn trả lời đôi ba câu và nhìn dáo dác xung
quanh. Tôi nghĩ ra chắc người bạn ầy cũng như các người Việt khác? Ngày hôm sau người bạn nầy đã di chuyển qua
khu khác. Tôi sẫn sờ và buồn bã cho cách ứng xử của bạn mình.
Tôi tiếp tục làm việc trên dây chuyền sản
xuất cho gần hết 2 tuần rất suông sẻ không việc gì xảy ra. Đến tuần thứ 3 thì xảy
ra một việc làm tôi rất tức tối, may nhờ có một người Mỹ Đen trên dây chuyền phát
hiện và làm chứng cho tôi về vụ việc: Miếng bản đến chổ tôi. Khi tôi đã hoàn tất
và chuyển qua cho người kế bên nhưng người ngồi kế tôi là một người đàn bà Phi
ngồi lại quăng miếng bản xuống đất...Công đoạn chót phát hiện thiếu một bản.
Trưởng nhóm đi kiễm soát. Người đàn bà Phi ngồi sau tôi nói chổ thiếu là lượt tôi.
Tôi tá hỏa lo và nhớ là mình đã đưa sang bà ấy rồi mà…Người đàn bà Phi lớn tiếng
với tôi: Lổi do mầy. May nhờ người ngồi kế người đàn bà Phi đính chính: Tao thấy con nhỏ nầy bỏ cái bản xuống đất kế
chân tao. Người trưởng nhóm là một người Mỹ trắng cuối xuống lượm miếng bản
lên. Người đàn bà Phi ngôi im và nói tao
không biết nó rớt …Hôm sau tôi và con mẹ Phi bị đổi mỗi người một nơi khác nhau
trên dây chuyền sản xuất. Việc xảy ra mọi người trong hảng ai cũng biết. Những
người Việt ở đây chẳng ai ngó ngàng hoặc nói với tôi một lời. Chỉ duy nhất có một
người đàn ông người Phi nói với tôi khi trong giờ giải lao: Cái con nhỏ đó làm
bậy, nó muốn hại mầy. Ngày mai tao nói với trưởng nhóm cho mầy vào khâu xếp hợp
giấy với tao. Được làm việc ở khâu nầy tôi rất vui vì anh bạn người Phi nói
chuyện với tôi rất thân thiện. Khi biết tôi là một quân nhân của chế Độ Việt
Nam Cộng Hòa trước năm 1975, anh rất quý mến tôi và anh cũng cho tôi biết anh có
đến Việt Nam để tham chiến ở các tỉnh miền Trung Việt nam.
Hơn gần 2 tháng làm việc hảng Solectron, một hôm
gặp người bạn, cũng là đầu mối giao hàng may
gia công của vợ tôi đang làm việc ở một hảng làm dĩa, loại dỉa để làm phần cứng
lưu trử dữ liệu trong máy điện toán. Người bạn giúp tôi điền đơn và phỏng vấn.
Hảng nầy nhận tôi với phần lương giờ cao hơn bên đó 1 đô. Bên đó trả tôi $6/giờ,
bên nầy $7 đồng và sau 3 tháng thử việc nếu làm tốt sẽ được ký hợp đồng làm việc
chính thức cho hảng với đầy đủ quyển lợi như: Bão hiễm y tế, nghĩ phép thường
niên 40 giờ cho một năm, nghĩ bệnh và nghĩ các ngày lể lớn có trả lương.
Tôi
rời hảng Solectron và bắt đầu với công việc mới ở hảng Western Digital. Vào ngày
rời hảng Solectron người bạn đồng học đến nói lời chia tay với tôi và phân bua
vài việc: Ở hảng nầy người Việt ít, bọn Phi nhiều, tụi đó hay ăn hiếp người mình
vì bọn nó nói tiếng Anh giởi hơn, làm việc mà xì xào với nhau thế nào cũng bị
bọn nó báo cáo với Superviser, sẽ bị đuỗi…Từ đó tôi mới vở lẻ ra: Làm việc phải im lặng và làm kịp với quy trình
dây chuyền, nếu lơ là sẽ bị ùn tắc dây chuyền, bị cảnh cáo và đuổi việc nếu tái
phạm. Hồi đầu tôi không hiểu đều đó mà cứ nghĩ là tay làm cho nhanh, xì xào đôi
chút chẵng sao miễn là bắt kịp với công việc. Người ta ví von làm việc ở trong
dây chuyển sản xuất… riết rồi người ta cũng sẽ như người máy. Hồi đó có nghe như
vậy, nhưng tôi chưa hình dung ra. Bây giờ mới hiểu…!
Qua làm việc cho hảng mới, tôi gặp được nhiều
bạn đồng nghiệp Việt. Giám đốc (Superviser) phân xưởng cũng là người Việt, nên
không khí ở đây rất thân tình và ấm áp. Mọi người Việt làm ở đây rất cần mẩn và
tận tình chỉ dẩn công việc cho tôi trong những ngày đầu để làm quen với công việc
đều hành chiếc máy đánh texture chiếc dỉa nhôm mỏng vánh. Mỗi người đứng điều hành
3 máy trong một hàng 6 máy. Phía đối diện cũng vậy. Công việc chạy máy gồm đưa
chiếc hộp đựng 25 chiếc dỉa được xếp thẳng đứng trong các khe của chiếc hộp nhựa.
Con Robot gấp từng chiếc dỉa đưa vào vị trí. Với hai miếng vãi đặt biệt chạy dọc
và chà đánh vào hai mặt dỉa nhôm, đánh xong con robot gấp chiếc dỉa đưa vào một
cái hộp tróng khác. Khi chiếc ruban hết, ngưng máy và thay ruban mới. Công việc
làm cứ đều đặng và quay nhanh qua 3 chiếc máy. Khi một người cùng phía với mình
đi nghĩ giãi lao hoặc ăn cơm thì mình lo cho 6 máy. Ban đầu chưa quen tôi rất vất
vả và thấy bù đầu, mệt lo, lâu dần cũng quen…
Năm 1993 vợ tôi
sinh thêm được một đứa con trai thay vì một bé gái theo như đứa con gái tôi ao
ước và hay phân bì nó không có em gái để vui chơi vì hai đứa lớn là trai, con bé
chỉ thui thủi chơi một mình. Tuy nhiên có thêm em bé trai thì nó cũng vui vì có
đứa em để vui chơi. Chị em cách nhau gần hơn 11 tuổi. Chúng tôi cũng vui và đùa
với nhau: Mình có đứa con sinh ở Mỹ chánh
gốc…
Tôi làm việc cho ca từ 6 giờ chiều đến 6 giờ
sáng. Mỗi tuần 3 ngày và tuần khác 4 ngày. Ban ngày tôi ở nhà lo trông coi
thằng con mới sinh. Lúc nầy vợ tôi nghĩ giử bé ở nhà chú Chương vì chú đóng cửa
hảng khô bò. Vợ tôi đi làm ở một hảng thêu công nghiệp( Embroidery)
Qua hơn 6 tháng làm việc ở Western
Digital mà tôi chưa được vào làm chánh thức. Vợ tôi có quen một chị trước có thời
gian học nghề làm móng tay đang làm việc ở một hảng cũng chuyên làm disk như bên
hảng tôi đang làm.Nhờ chị ấy giới thiệu, tôi đưôc hảng HMT Disk Drive
Technology nhận ngay vì tôi có khinh nghiệm. Sang hảng mới, tôi làm ở khung
Final Test, đây là phòng Clean Room. Mọi người khi vào phòng nầy phải đi qua một
phòng nhỏ để thay đồ trùm kín thân người và đeo kiến bảo hộ, cùng chiếc khẩu
trang.Trong phòng nầy có máy thổi và hút hết bụi bậm chừng đôi ba phút, sau đó
mở cánh cửa để đi vào phòng trong. Bên trong đôi khi còn có các chuyên viên dùng
máy để đo độ bụi bậm mà vì lý do nào đó còn lẩnvào trong phòng.
Trong phòng Final Test, tôi điều khiển 3 chiếc
máy để test sau cùng chiếc dỉ nhôm để đưa vào xử dụng cho hard drive của máy
computer hoặc các CD ghi nhạc và hình ảnh. Mọi việc ở đây hoàn toàn tự động,
con Robot đưa đẩy trong khung kiếng với 6 cổ máy nhỏ đặt thành vòng tròn. Cũng
như ở hảng cũ tôi điều khiển 3 máy thành hàng với 3 máy kế tiếp và 6 máy đối diện.
Kể cả tôi tất cả 4 người làm việc với 12 chiếc máy. Công việc ở đây, chỉ mở nấp
đậy của chiếc hộp đựng 25 chiếc dỉa nhôm đã qua các khâu texture, ngâm rửa…Con
Robot gấp, đưa, đẩy bên trong và chọn lựa chiếc dỉa nào đủ tiêu chuẩn và dỉa nào
bị trầy hoặc chưa đủ tiêu chuẩn vào các hộp khác theo thứ tự. Chiếc máy Computer
bên ngoài khung máy cho tôi biết số lượng tốt Ssuperviser chỉ ngồi ở máy chủ để
theo dõi năng xuất mỗi ngày của từng công nhân với số liệu trên khung máy. Hảng
nầy mới thành lập được vài năm do một người Trung Đông làm chủ.Tất cả máy móc
hiện đại và vận hành bằng dây chuyền tự động.Tuy nhiên con người vẫn là cần thiết
để đều hành qua các khâu.
Vào làm
nơi đây tôi gặp những người Việt đồng hương ở vị trí Maintenance lương cao công
việc nhẹ nhàng. Công việc của họ là sửa chửa các máy móc trong cơ xưởng nầy. Tôi
thấy mình cần trở lại trường College để học nghành Disk Drive Technology hầu có
thể được đưa vào công việc Maitenance của hảng. Tôi mong là nếu có chứng chỉ nầy
tôi sẽ được nâng cấp và lương hướng sẽ cao hơn hiện tại. Khi hoàn tất học trình,
lấy được chứng chỉ thì lúc đó công ty khai thua lổ liên tiếp vì ngành làm Disk
Drive Technology bị càng hảng khác vừa khám phá ra bộ nhớ bằng những con chip
nhỏ. Tôi chuẩn bị để được phỏng vấn để năng cấp lên làm Maintenance Tech thì bị
ngưng lại. Các bạn đồng nghiệp ai nấy lo chuẩn bị rời hảng để đi tìm công việc
khác. Lại thêm một may mắn nữa cho tôi là người bạn làm ở Western Digital đã
chuyển sang làm ở hảng Finisar Corporation chuyên sản xuất các Module nhận và gởi
tín hiệu qua hệ thống fiber Optical một công nghệ mới phát triển vài ba năm gần
đây. Mức lương khởi đầu là $14 với đầy đũ quyền lợi sau 3 tháng thử việc ở khâu
Final Test. Công việc ở đây nhàn nhả, lương lại khá tốt.
Sinh hoạt gia đình lúc nầy đã ổn định. Một số
bạn bè qua trước đã có nhà cửa hẳn hoi khuyên tôi nên ráng mua căn nhà để ở “An
cư-Lập nghiệp” vì tiền mướn nhà trả đi là mất còn tiền trả cho căn nhà mua thì
cuối cùng mình còn…nhưng trong điều kiện hiện tại tôi chưa dám thực hiện đều mơ
ước đó.Tôi nghĩ là nên bước chậm một tí theo hoàn cảnh của mình. Tôi thực hiện ý
định bước đầu là mua căn nhà Mobil Home, loại nhà có thể di động, nhưng thực tế
với căn nhà 2, 3 phòng ít ai di chuyển đi mà chỉ sang bán. Vợ chồng tôi tìm được
một căn vừa túi tiền, chỉ $20,000. Tiền mướn đất và chí phí mỗi tháng không quá
$600. Với đà nầy chúng tôi sẽ có tiền dư ra mỗi tháng khá nhiều. Sau gần 2 năm
tích lũy chúng tôi mượn thêm tiền của đứa em gái đang định cư ở Úc làm tiền lót
đường cho việc mua căn nhà với 4 phòng ngủ rộng thênh thang so với căn Mobil
Home nhỏ với 1 phòng tắm. Mỗi lần có nhu cầu đi vệ sinh là phải chờ nhau. Các
con tôi phàn nàn với nhau hoài.
Trong
cơ ngơi mới nầy, đứa con lớn tôi ra trường Đại Học, hai đứa còn lại cũng đang học
Đại Học, chỉ còn thàng Út vừa dầy tháng bò, đi chập choạng trong nhà. Vợ chồng
chúng tôi chia giờ đi làm khác nhau để trong coi con nhỏ. Chúng tôi thấy hạnh
phút tràn vui với nhà căn nhà mới và tương lai tốt đẹp đã dần mở ra cho các
con.
Năm 2000 là một năm có nhiều triển vọng
tốt cho gia đình, tôi có việc làm ở một hảng với số lương khá cao so với các hảng
trước. Nơi đây cần tuyển them nhân viên. Tôi nói với vợ tôi bỏ cng việc tại hảng
thêu để xin vào đây.Và nhờ sự vận động của tôi nên vợ tôi được đưa vào công việc
tại công đoạn dán nhản và đóng gói, công việc nhẹ nhàng mà lương cao hơn công
việc ở hảng thêu. Thằng con lớn của vợ chồng tôi ra trường với ngành Computer
Science đang được hảng lớn Cisco chuyên sản xuất sản phẫm thuộc công nghệ cao, cho
làm thực tập (Intern) và hứa hẹn với công việc toàn phần tại đây. Đứa con gái
cũng vừa ra trường với bằng IMS ở trường Sanjose State. Thằng con thứ 2 cũng đang
ở năm cuối của nghành Desk Top Support sau nhiều lần xoay trở qua các ngành nghề
khác. Chủ hảng mà tôi đang làm là một người gốc DoThái ông rất bình dân và thường
hay giúp đở mọi người. Tôi đánh bạo gởi E-Mail để xin việc cho hai đứa con còn
lại. Rất may mắn là ông trả lời và nói với tôi bảo tụi nhỏ nộp hồ sơ để phỏng vấn
làm thực tập viên (Intern). Kết quả là hai đứa được nhận. Bây giờ gia đình của
tôi gồm 4 người làm chung ở hảng Finisar.
Gia đình chúng tôi đã thực sự “An cư lạc
nghiệp” trong chừng mực nào đó. Sự chung sức của vợ chồng tôi qua năm tháng, sự
cố gắng ngoan tốt của các con chúng tôi đã là một thành đạt mơ ước, là một niềm
hạnh phúc vô biên. Tôi mãn nguyện với lòng mình, mãn nguyện với lời khấn với ba
má tôi là cố gắng trả công ơn với hai đấng sinh thành bằng việc gầy dựng gia đình
và tương lai cho các con của tôi. Tôi chợt nghĩ đến sự gian nan của ba má tôi
trong suốt hành trình xây dựng gia đình và nuôi dạy chúng tôi, một chặng đường
dài, một kết thúc sụp đổ sự nghiệp, một ly tán gia đình sau ngày 30 tháng Tư năm
1975. Nước mắt tôi lại có dịp luôn trào không ngăn được.
Ngày 9 tháng 11 năm 2001, 2 chiếc máy
bay của bọn khủng bố đầm xầm vào 2 tòa tháp đôi ở New York. Một chiếc đầm vào Lầu
Năm Gốc. một chiếc bị hành khác không chế đâm xầm xuống đất. Một cơn hoảng loạn
cho cả nước Mỹ với biến cố quá lớn nầy. Kinh tế California nói riêng, cả nước Mỹ
nói chung đang vào cơn khủng hoảng. Kinh tế bắt đầu suy sụp. Các hảng xưởng tại
California bắt đầu đi xuống và tuần tự đóng cửa. Cả khối người đang làm bổng mất
việc. Gia đình tôi cũng không thoát khỏi cơn nguy khốn. Thằng con làm việc ở
Cisco được thông báo sẽ cho thôi việc sau khi hết thời gian hộp đồng thực tập.,.Vợ
tôi, hai đứa con tôi và cuối cùng là tôi đều bị cho nghĩ việc. Ông chủ hảng họp và nói chuyện với mọi người sắp rời hảng
với nét mặt buồn thãm, ông hứa sẽ mướn lại tất cả khi nào kinh tế hồi phục…!?
Chừng nào đậy…?
Lúc nầy gia đình tôi đang trong thời kỳ
bối rối. Tôi nghĩ chắc phải rời khỏi SanJose để đi nơi khác. Nhà ở đây giá còn
cao. Bán căn nhà nầy dời đi nơí nào có nhà rẻ hơn để sinh sống. Ban đầu vợ chồng
tôi định di chuyển về phía Bắc. Ở Origan vợ tôi có người dì bà con khuyên chúng
tôi về đó, nhưng cuối cùng có người khuyên tôi nên về Sacramento vì nhà ở đây rẻ
như ở trên Oregon mà lại gần…dể bề di chuyễn. Cuối cùng chúng tôi bán căn nhà ơ
SanJose vào thời điễm giá khá cao. Được một số tiền lời khá lớn từ việc bán căn
nhà nầy, chúng tôi lên Sacramento tìm và mua được một căn nhà mới. Chúng tôi bỏ
tiền vào căn nhà nầy khá nhiều tiền, còn giữ lại một ít để chi xài và trả $600 mỗi tháng
cho ngân hàng, cộng chi tiêu: Điện đớm, ăn uống khoảng hơn $1000. Tôi dự trù
khoản tiền để có thể chi tiêu trong một năm, trong lúc cả nhà lo đi tìm việc.Thằng
con thứ hai có vợ nên nó còn ở lại SanJose, lúc nầy nó đã chuyển sang làm nghề
hớt tóc. Nó nói với vợ chồng chúng tôi nghề hớt tóc cũng làm ra tiền còn hơn lúc
đi làm hảng…
Hai tháng trôi qua khi đã ổn địmh
nhà cửa ở Sacramento, vợ tôi là người xong xáo nhất. Chỉ vài tuần lể sau đó là
vợ tôi xin được việc làm ở một tiệm làm móng tay. Tôi thì đến mấy tháng sau mới
xin được vào làm phụ bếp ở một nhà hàng do người Việt làm chủ. Tôi có kinh nghiệm
không mấy tốt khi đi làm với với các chủ cả Việt lúc chân ướt chân ráo đến Mỹ, nhưng
cùng bấn quá cứ vào làm tạm thời chờ tìm việc khác. Quả thật, tôi chỉ làm được
nơi nhà hàng Việt hơn tháng, với số lương chưa tới $4/giờ cho công việc tất bật
đến gần 11 tiếng/ngày. Tôi nghĩ việc được vài tuần thì người Agent lo giấy tờ
mua căn nhà tôi đang đã giới thiệu tôi với một người Manager Việt trong một hảng
nhỏ chuyên phụ trách lót nền gạch và nhà bếp cho các nhà mới cất. Lúc nầy công
việc xây cất nhà mới ở Sacramento xem ra rất phát triển. Nhóm thợ cũng là người Việt. Công việc của tôi
là khuân vác gạch và phụ trợ cho thợ chánh bất cứ việc gì khi họ cần. Công việc
khuân vác gạch rất nặng nề vì phải lên các bậc thang lầu của các căn nhà có lầu…Ráng
lắm chừng 2 tháng tôi phải xin ngưng việc vì với cái tuổi khá lớn mà làm công
việc lại nặng nhọc. Tôi thấy oải mệt quá, vả lại tôi lại có bệnh cao máu. Tôi e
dè sẽ có cơ rủi ro nguy hiễm đến sức khoẻ của mình. Tôi lại phóng xe đi đến các
nơi ra thông báo tìm người cho các Job bỏ báo. Lúc di chuyển lên đây, tôi có ý
làm nghề nầy vì đa số đồng hương tôi quen ở đây đều làm nghề đi bỏ báo. Anh bạn nói với tôi: Tao và vợ tao làm một round báo gần 200 tờ,
tụi tao đi từ 3, 4 giờ khuya tới 6 giờ sáng là xong. Mỗi tháng hơn $ 2000 đồng
cộng thêm tiền típ…Tôi nghe anh bạn nói cũng ham, nên khi sắp chuyển nhà về
đây tôi đã sấm sẳn một chiếc xe Truck. Tônầy để đi bỏ báo như hầu hết anh em Việt Nam ở trên
nầy. Sacramento là thủ phủ của California đa số người dân sống ở đây làm việc
cho các cơ quan của chánh quyển, hảng xưởng hầu như không có. Công chức chánh
quyền thường ai cũng thích đọc báo. Cho nên việc đi bỏ báo dể kiếm ăn. Đa số
anh em đi làm lảnh tiền mặt, khai báo ít, gia đình được xếp vào loại income (Lợi
tức thấp) sẽ hưởng được các quyền lợi trợ cấp từ chánh phủ như bão hiễm sức khoẻ
hoặc gia đình có con nhỏ được tiền Food Tem, loại tiền giấy dùng để mua thực phẫm.Tôi
nghe như vậy cũng mở lòng lắm: Đâu mình
thử coi cái nghề mới nầy xem…?. Qua sự giới thiệu của anh bạn, tôi hâm hở đến
gặp một người Manager dáng dấp giống người Tàu, nhưng nói rặc tiếng Anh, sau
khi hỏi vài điều, cuối cùng ông ta nhận giao cho tôi một round báo(khu vực để đi
bỏ báo) có cả bản đồ chỉ dẩn. Ông hỏi tôi: “Mầy
có làm việc nầy chưa?Tôi nói với ông ấy là chưa. Ông nhìn tôi và nói round nầy hơi khó với những người
mới vào nghề…nhưng mầy cố gắng một thời gian sẽ quen. Tôi cười và nói: OK…! Tôi sẽ cố gắng. Hôm nhận việc, tôi
phải thức sớm đến địa điễm nhận báo khoảng 3 giờ khuya và ngồi xếp báo và cột lại
thành từng khoanh tròn với một người cũng là người Việt, nhưng còn rất trẻ. Chú
ấy nói: “Đây là cái round của cháu, vì
tìm được viêc làm nên cháu bỏ.Cháu sẽ train cho chú vài hôm rồì cháu nghĩ và
chú tự làm. Tôi nhớ lời bạn tôi nói: “Mấy
cái Job người ta bỏ thường là những round báo không tốt, có nhiều chung cư hoặc
điạ điễm nhà ở rải rác xa chứ không liền nhà”. Sau gần hơn 30 phút cho công
việc cột báo xong. Tôi phụ với chú ấy mang đống báo chất lên xe và bắt đầu lên
ngồi kế chú ấy trên ghế trước. Xe chạy quẹo vô một chung cư cách đó khoảng hơn
10 phút chạy xe. Khi vào chung cư, chú ấy chạy vào một gốc tối đẩy ra một chiếc
xe loại xe ở các shopping…Chú ấy nói: “Cháu
dấu ở đây để chở báo”.Chú quăng nhanh một số báo lên xe shopping và bắt đầu
đẩy chạy trên các ngỏ hẹp của khu chung cư. Đèn tối lù mù chú tay chụp, tay quăng, lúc trên sân cỏ,
lúc trên lầu cao…chú làm nhanh cứ cái máy.Tôi vừa chạy theo vừa hỏi: “ Tối mù làm sao chú nhớ nhà nào mua, nhà nào
không…?”Vừa đi nhanh, chú vừa nói: “Phải
ráng nhớ chú ơi…!” Mới ngày đầu đi training, tôi phải chạy theo anh bạn trẻ
người Việt tối mặt, tối mắt trong các khu chung cư. Chú còn nói thêm: “Ngoài việc nhớ số nhà, còn phải nhớ nhà còn
order (Mua báo), nhà nào từ chối(Cancel). “Trời ơi! Với một đóng báo vài trăm
tờ như vầy phải chạy cho xong trước 7 giờ sáng thì có mà tắt thở, làm sao mà còn
nhớ nhà nào mua, nhà nào không…!”. Chạy theo anh bạn trẻ được vài nơi, tôi
nói: “Thôi… tôi thấy không làm nỗi với
công việc nầy rồi… Chú cho tôi về ngang đây đi” Chú ấy nói : “
Mới đầu là vậy…vài ngày là quen thôi chú”. Tôi quyết đoán nói với chú ấy là
tôi về và tôi quay lưng đi. Tôi biết mình sẽ không làm được việc nầy, một phần
là vì con mắt lớn tuổi phải đeo kiếng, mồ hôi mồ kê nhiểu giọt làm ố đôi mắt kiếng,
không thấy lối mà chạy, chung cư thì chằn
chịch, phải cố nhìn số nhà, trên, dưới, cái thì quăng dưới đất, cái thì quăng lên
lầu. Một gói báo đâu phải nhẹ, sắp báo quấn tròn, ràng giây thung chắc cũng độ 3,4
pounds, chưa kể 2 ngày Weekend(Thứ 7-Chú Nhật) chú nầy nói “còn nặng hơn, bởi có thêm nhiều tờ quảng cáo
phụ. Sau đó tôi lội bộ một vòng về chổ đậu xe, một đổi đi hơn 20 phút, rồi
lái xe về nhà. Tôi thì thầm một mình: Đâu
phải dể ăn…!
Sau gần một năm, đứa con lớn của tôi tạm
kiếm được một việc làm ở trường tiểu học, sau gần 2 năm làm việc với cái nghề bất
đắc dĩ, thằng con tìm được một việc làm đúng với ngành học với số lương khởi đầu
hơn 45 ngàn một năm. Đứa con gái sau thời
gian theo bạn đi làm Nail ở Houston trở về và xin được việc ở một chi nhánh ngân
hàng gần nhà. Qua năm tháng làm việc có kinh nghiệm và nhất là sau vài lần chuyển
đổi, lương hướng cũng được tăng khá tốt. Tôi thì xin được vào làm công việc tạp
dịch ở tiệm Walmart, vợ tôi thì vẫn giử vửng nghề làm móng tay, mặc dù đã đổi
qua nhiều tiệm. Đứa con thứ Ba thì đã chuyển sang làm nghề hớt tóc, còn ở
SanJose. Gia đình chúng tôi tạm gọi là ổn định lại được sau gần một thời gian
chạy vạy tìm công ăn, việc làm.
No comments:
Post a Comment